Có
lần, được thưởng thức món cháo trai rất ngon ở một quán nhỏ nằm bên
cạnh hồ công viên của thị xã Tuyên Quang, tôi cứ nghĩ món ăn này là "đặc
sản" của Tuyên Quang, còn ở Đồng Nai một đôi nơi cũng có nuôi trai nước
ngọt nhưng chủ yếu là chỉ để cấy ngọc thử nghiệm. Thế nhưng mới đây gặp
ông Hai Sơn (Nguyễn Văn Sơn) ở ấp Tam Hòa, xã Hiệp Hòa (TP. Biên Hòa)
tôi mới biết mình đã lầm lẫn rất lớn. Ông cựu tập đoàn trưởng đầu tiên
của tập đoàn sản xuất nông nghiệp xã Hiệp Hòa, nay đã 66 tuổi, từng được
báo chí một thời ca ngợi như là "cánh chim đầu đàn trong phong trào hợp
tác hóa ở Đồng Nai" khẳng định: "Trai là con vật bản địa của ao hồ trên
đất Cù lao Phố này. Nó có mặt lâu đời lắm rồi nhưng do quá ít và kém
phát triển nên không được người ta chú ý lắm. Nhưng từ những năm 1990
trở lại đây, đặc biệt là sau khi có chủ trương thực hiện "khoán 10",
phong trào đào ao nuôi cá phát triển thì con trai ở đây cũng rộ lên. Mà
đâu phải giống mới gì, cũng chính con trai sống tự nhiên dưới đáy ao hồ
trên đất Cù lao Phố này. Cũng có lúc con trai trở thành vấn đề "nóng",
khi ông Tư Sang, ông Phước Huỳnh (Phó chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa) đem một
giống trai nước ngọt ở tận Lâm Đồng về nuôi thử, gia đình tôi cũng bỏ
ra 4 năm để đeo đuổi con trai với ước mong cấy ngọc... nhưng đều không
có kết quả!".Xoay quanh cái hiện tượng lạ là con trai ở Cù lao Phố sau
"khoán 10" bỗng trở nên to lớn hơn trước (trước kia một kg trai phải từ
10 đến 12-13 con, bây giờ mỗi con trai nặng bình quân 200 gr. Con trai 2
năm tuổi thường to bằng bàn tay: 300 - 350 gr, thậm chí có con trai
nặng đến nửa kg hoặc 6, 7 lạng). Con trai ở xóm rạch Lò Gốm Ông Hai Sơn nói bằng giọng chắc nịch:
Hiện nay ở Cù lao Phố có trên chục hầm nuôi cá, tập trung nhiều nhất ở xóm Rạch Lò Gốm. Chừng này hầm nuôi cá cũng có nghĩa là chừng ấy hầm nuôi trai, chưa kể vào những lúc hầm cá ngập nước trai thoát ra ngoài phát triển rất nhanh khắp mương, hồ trên đất cù lao, tạo ra một nguồn thực phẩm tự nhiên được nhiều người ưa thích do dễ tìm, giá rẻ. Tuy nhiên từ vài năm nay, các chủ hầm nuôi cá giống đang phải tìm cách diệt bớt loài trai sinh sản quá nhanh và quá mạnh này vì cá giống, nhất là cá bột khi thả xuống hầm nếu gặp mật độ trai dày đặc thường có tỷ lệ hư hại cao do đàn trai mở miệng thở và "bóp nước" (tức là lọc nước lấy chất dinh dưỡng) gây chết hoặc thương tật cho cá bột giống. Ông Châu Văn Hiệp - Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Hòa cũng như ông Nguyễn Văn Hoàn - một cao thủ trong nghề bắt trai ở rạch Lò Gốm trong khóm Bình Quan đều cho rằng trai ở Cù lao Phố mà làm món nhậu thì không kém so với bất cứ loài trai ở nơi nào! Bùi Thuận Đậm đà hương vị Đồng Nai - Đã đăng trên báo Đồng Nai ngày 31/03/2016 |
Ẩm thực từng huyện thị > Biên Hòa >