Nhìn qua
Hiển thị bài đăng 1 - 5trong tổng số 5.
Xem nội dung khác »
|
Ăn uống
Hột vịt lộn Thu Hà
Hột vịt lộn Thu Hà là một món đặc sản nổi tiếng ở Biên Hòa mà có lẽ hầu hết người dân Biên Hòa (và cả người phương xa đến Biên Hòa) đều biết. Quán nằm trên đường Phan Đình Phùng, chỗ góc Hưng Đạo Vương - Phan Đình Phùng. Quán nổi tiếng và... chảnh tới mức không thèm có bảng hiệu, ai biết thì đến, không biết thì thôi! Nói đùa thế thôi, hột vịt lộn ở đây nổi tiếng từ rất lâu rồi, nên không cần bảng hiệu người ta vẫn tới ăn nườm nượp. Không có bảng hiệu, bạn cứ nhìn chỗ nào người ngồi đông nghẹt (trong quán và trên lề đường, có khi cả bên kia đường) mà ghé vào là đúng! Quán chỉ bán từ 5-6 giờ chiều đến khoảng 8-9 giờ tối. Người ta nói rằng hột vịt lộn ở đây ngon vì những lý do sau:
Ngoài ra, gia vị (muối tiêu, chanh, ớt) cũng được pha chế rất ngon. ![]() Hiện nay, giá mỗi hột là 8.000 đồng. Hôm nọ, có một đoàn lãnh đạo một Sở bên Bình Dương ghé thăm Biên Hòa. Sau khi dùng bữa ở nhà hàng xong, đoàn khách một mực đòi ăn hột vịt lộn Thu Hà. May, hôm ấy khoảng 8g30 mà vẫn còn bán. Khách ăn, tấm tắc khen ngon. Vị phó giám đốc Sở nhìn lượng người ăn, người tấp xe máy vô mua mang về đông kịt nhẩm tính:
Có thể tới số đó thật! Lượng khách ngồi trong quán (và lề đường) khoảng 100 người. Mỗi lượt người như vậy trong vòng 30 phút ăn hết 5 cái hột vịt lộn là chuyện bình thường (hic, tui vốn ăn ít mà cũng xơi hết... 4 cái!). Lượng người mua về cũng tương đương số đó. Vị chi mỗi 30 phút là bán được (100 x 5) x 2 = 1.000 cái hột vịt. Mỗi tối bán 4 tiếng là 8 lần 30 phút, tương đương... 8.000 cái hột vịt lộn. Trừ hao ra thì con số 5.000 vẫn có lý! Vị phó giám đốc Sở tính tiếp:
Không biết con số này có chính xác không, nhưng chắc chắn rằng đây là một doanh nghiệp làm ăn phát đạt. Tui thừ người ra suy nghĩ: nó chả có website, chả xây dựng thương hiệu chi cả (cái bảng hiệu còn hổng có), không logo, không slogan, không PR, quảng cáo... Chỉ có bán hột vịt lộn thôi mà mỗi tháng lãi gộp nửa tỷ! Hừm, mấy cái bài mình học áp dụng sao đây ta? Hai Ẩu |
Phở Tứ Hải
![]() Tác giả "Lời nguyền hai trăm năm" và " Cha con ông Mắt Mèo" này còn cho biết: "Ở trung tâm tỉnh lỵ Biên Hòa cũng có một tiệm phở nổi tiếng là phở Tứ Hải trên đuờng Phan Đình Phùng - trước mặt Sở Lao động - thương binh và xã hội và Sở Y tế ngày nay - mà chủ tiệm lại là người Hoa! Tiệm phở này cho đến nay vẫn bán dù quy mô không còn như trước nữa". Thực ra, cái tiệm ăn có tên là Tứ Hải cũng nằm ngay địa điểm tiệm phở Tứ Hải bây giờ đã có mặt ở đây trên 50 năm. Còn phở Tứ Hải thì vừa đúng 30 năm. Sở dĩ phải phân biệt rõ chỗ này để thấy sự ra đời của phở Tứ Hải có sự độc đáo riêng của nó. Khởi đầu là vào khoảng năm 1930, có chàng trai Trung Hoa quê tỉnh Quảng Đông tên Lưu Phồi đưa cả gia đình nghèo khổ của mình sang đất "Đồng Nai đại phố" tìm kế sinh nhai. Được một thời gian, người đàn ông Trung Hoa giỏi nghề ẩm thực này bèn nghiên cứu mở một tiệm ăn cơm Việt lấy tên là Lưu Phồi trên con đường nhỏ chạy ngang đầu chợ Biên Hòa (sau này đường đặt tên là Cô Giang). Quán cơm Lưu Phồi của người chủ Hoa lại bán những món như canh chua cá lóc, cá kho, thịt kho Tàu... rất được quan chức tỉnh Biên Hòa thời đó ưa chuộng. Năm 1952, ông chủ tiệm cơm Lưu Phồi nổi tiếng kết nghĩa suôi gia với ông chủ lò bánh mì Tân Tân nằm trên cùng đường Cô Giang. Con trai ông Lưu Phồi là Lưu Điền cùng vợ là Trương Múi mở xe bán hủ tiếu, mì trên đường Phan Đình Phùng. Khi đã có vốn kha khá, vợ chồng ông Lưu Điền xin được ra riêng và mua một căn nhà trên đường Phan Đình Phùng mở tiệm nấu ăn lấy tên là Tứ Hải. Ban đầu tiệm Tứ Hải nhận nấu tiệc cưới, tiệc đãi mừng thi đậu, thăng chức của tầng lớp giàu có trong tỉnh. Sau đó mở tiệc tại tiệm cho giới tiểu thương chợ Biên Hòa trong những ngày mở hụi. Với tài nấu ăn ngon, tên tuổi ông Lưu Điền (người dân lúc bấy giờ hay gọi là Dì Khìn) lan rộng sang cả Dĩ An, Bình Dương. Năm 1976, tiệm ăn Tứ Hải của ông Dì Khìn bắt đầu chuyển sang thành tiệm phở. Phở là món gần như độc quyền của người dân Biên Hòa gốc Bắc. Thế nhưng với món phở tái, nạm và bò kho ăn bánh mì, hủ tiếu nấu kiểu miền Nam lai Hoa làm mất hẳn mùi vị bò đặc trưng và béo, ngọt hơn đã nhanh chóng thu hút giới công chức, tiểu thương Biên Hòa, Vĩnh Cửu, Long Thành. Đặc biệt là còn chinh phục cả dân phố vùng Hố Nai gốc Bắc. 30 năm qua, TP. Biên Hòa đã du nhập vào rất nhiều những thương hiệu phở nổi tiếng như phở: Bắc Hà, Hà Nội, Nam Ngư, Lý Quốc Sư, Nam Định... rồi Nguyên Nhung, Vu Vy... nhưng phở Tứ Hải vẫn vững vàng giữ nguyên hương vị do người con gái của ông Dì Khìn là bà Lưu Lê Anh nối nghề cha đang trực tiếp làm chủ nấu bán. Đặc biệt, có thời dư luận xôn xao vì nạn trong bánh phở có formon, nhiều tiệm phở phải tạm đóng cửa, phở Tứ Hải vẫn có khách... Bùi Thuận
|
Nhà hàng Cây Dừa
![]() Mặt tiền nhà hàng khá bắt mắt, không gian bên trong thoáng mát được chia làm nhiều khu vực khác nhau:
Một món ăn khá đặc sắc có liên quan đến tên quán là gỏi dừa (gỏi củ hủ dừa), bên cạnh đó có những món khác như: bông bí chiên giòn, bao tử hầm tiêu... Trang web của Nhà hàng Cây Dừa tại đây, bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết. |
Quán Phước Ốc

Với khuôn viên rộng lớn, được đầu tư khá kỹ lưỡng, đầu bếp nhiều kinh nghiệm, thực đơn phong phú nên quán thu hút một lượng thực khách rất đông đảo.
Lẩu tôm Năm Ri

Món ăn của quán, nổi tiếng nhất đương nhiên là món lẩu tôm! Nhưng bên cạnh đó còn có thêm nhiều món khác như tôm kho tàu, tôm ram me, các món cua và hải sản khác...
Trang trí của quán theo kiểu quán bình dân, giá cả cũng tương đối bình dân.
Trước đây thậm chí người ta còn nói Chưa đến Năm Ri chưa biết Biên Hòa, ngày nay nhiều nhà hàng quán ăn mở ra, sang trọng có, bình dân có nên Lẩu tôm ăm Ri không còn vị trí độc tôn như ngày xưa. Tuy nhiên, khi bạn đã đến Biên Hòa thì có lẽ cũng nên đến đây để dùng món lẩu tôm nhé!
À, nếu bạn có dư chút thời giờ thì ghé qua tham quan Chùa Bửu Sơn, còn gọi là Chùa Phật Bốn Tay, nằm ở phía trước đường vào quán, một điểm đến khá thú vị đấy bạn ạ!
Thông tin thêm về quán:
- Trang web vnnavi
- Ngôn ngữ ăn uống
1-5 of 5