1. Tổ đình Bửu Long và cư sĩ Võ Hà Thuật Chuyện bắt đầu khi tôi nghe nói đếnTổ Đình Bửu Long. Thoạt đầu tôi nghĩ đó là Bửu Long ở Biên Hòa, Đồng Nai, và rất ngạc nhiên vì sao mình ở Biên Hòa bao nhiêu lâu mà lại không biết nơi này. ![]() Tổ đình Bửu Long. Ảnh: Phạm Hoài Nhân
Thế rồi tôi cũng được giải đáp: Tổ Đình Bửu Long này ở... quận 9, TPHCM chứ không phải ở Bửu Long. Tổ Đình Bửu
Long, toạ lạc trên một ngọn đồi phía nam thuộc Công Viên Lịch Sử và Văn
Hoá Dân Tộc, số 81, Đường Nguyễn Xiển, Tổ I, Ấp Thái Bình I, phường Long
Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc hệ phái Phật Giáo Nguyên
Thủy (Nam Tông) trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Nguyên khu đất này, khoảng 13 ha, do cư sĩ Võ Hà Thuật mua lại và khai khẩn thêm từ năm 1942 để làm tịnh thất hành thiền dưới sự hướng dẫn của thầy là thiền sư Hộ Tông, vị tổ khai sơn Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Để tiện việc tham vấn, cư sĩ Võ Hà Thuật xây dựng một thiền thất trên một vị trí cao ráo để thỉnh thiền sư Hộ Tông về dạy thiền giảng đạo. Từ đó nơi đây trở thành một đạo tràng hành thiền chỉ quán rất nghiêm mật cho những ai ưa thích pháp hành giải thoát. ![]() Toàn cảnh khu bảo tháp. Ảnh: Phạm Hoài Nhân ![]() Hồ nước long lanh trước bảo tháp. Ảnh: Phạm Hoài Nhân Và đây là tiểu sử cư sĩ Võ Hà Thuật, tức Đại Đức Lão Tâm: Đại Đức Lão
Tâm, thế danh là Võ Hà Thuật, sinh ngày 02-04-1901 tại xã Bửu Long, Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Thân phụ là cụ Đốc Phủ Sứ Võ Hà Thanh và thân mẫu
là cụ bà Nguyễn Thị Ngạt. Xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, có nề nếp gia phong, tuy giàu có tột đỉnh nhưng không kiêu căng khắc bạc mà lại trọng điều nhân nghĩa, quý bậc hiền tài, giúp đỡ người nghèo, tuân theo đạo lý. Cho nên khi còn là cư sĩ tại gia ông đã sớm thành danh trên đường đời, cả về mặt sự nghiệp lẫn việc xây dựng một gia đình hạnh phúc bên người vợ hiền là bà Trương Thiêm Hoa cùng với 5 người con trai trung hiếu và 1 người con gái hiền thục. (các thông tin trên lấy từ trang web BuddhaSasana) Vậy ngôi chùa (tổ đình) trên được mang tên Bửu Long là do người chủ ban đầu của nó là một cư sĩ quê quán ở Bửu Long. 2. Tòa nhà đốc phủ Thanh Cái tên Võ Hà Thuật gắn với tên thân sinh của ông là đốc phủ sứ Võ Hà Thanh, lại khiến tôi nhớ đến một di tích kiến trúc nổi tiếng: Tòa nhà của Đốc phủ Thanh. Thông tin về ông và tòa nhà như sau: Võ
Hà Thanh sinh năm 1876 xuất thân từ một gia đình nghèo ở Quảng Ngãi,
theo cha vào Biên Hòa từ khi còn nhỏ. Sinh thời, ông làm đủ mọi nghề để
sinh sống: làm thuê, mở hầm khai thác đá, làm nghề xây dựng, lập đồn
điền cao su… và dần dần trở nên giàu có, trở thành chủ đồn điền lớn của
Tỉnh Biên Hòa, trở thành đốc phủ sứ và được chính phủ Pháp tặng thưởng
Bắc đẩu bội tinh đệ ngũ đẳng. Năm 1996, bộ phim nổi tiếng một thời Người đẹp Tây đô đã chọn ngôi nhà này làm bối cảnh chính để quay (nhà ông phú hộ). Những ngày đầu năm 2011, tôi đi tìm về ngôi nhà lừng lẫy một thời này để tìm hiểu và chụp ảnh.
Nhà Đốc phủ Thanh, nhìn từ sông Đồng Nai - Ảnh: PHN, chụp tháng 2/2009
Năm hoàn tất xây dựng nhà là 1924 Sau năm 1975, con cháu của đốc phủ Thanh đã đi nước ngoài cả, và nhà nước đã trưng dụng ngôi nhà này làm nhà trẻ một thời gian. Hoa văn trên khung cửa
Mái nhà, nhìn từ phía sau Ba phần tư thế kỷ đã trôi qua, đốc phủ Thanh về cõi vĩnh hằng hơn nửa thế kỷ rồi. Sông Đồng Nai, nhìn từ nhà đốc phủ Võ Hà Thanh Phạm Hoài Nhân |
Con người & Sự kiện >