Hai
cái chết tức tưởi trên cầu Ghềnh (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng 26
người bị thương trong một tai nạn tàu lửa nghiêm trọng tối ngày mùng 4
tết đã gây choáng váng mấy vạn dân hai bờ dòng Đồng Nai và trên Cù Lao
Phố. Có lẽ tai nạn ấy sẽ còn ám ảnh hàng vạn người khác phải thường
xuyên đi qua cây cầu đó mỗi ngày…
Các cơ quan chức năng đã truy tố một số người. Nào là các anh tài xế ô tô háo thắng ngoan cố đã không chịu nhường đường cho dòng xe ngược chiều đã vào cầu trước, nào là những nhân viên đường sắt trong ca trực gác cầu sai sót khi báo hiệu, nào là tổ lái tàu lơ là đã không kịp nhận tín hiệu… Có vẻ như những người bị khởi tố này phải gánh thêm phần trách nhiệm của những kẻ có không có mặt ở đó. Vì sao như thế? Vì đây là một tai nạn đã được báo trước từ rất lâu. Thậm chí mất mát còn có thể nhân lên nhiều lần nếu tai nạn không đến vào một buổi tối yên vắng ngày tết.
![]() ![]() Từ những cái bẫy tử thần Khả năng xảy ra tai nạn ở 2 cây cầu Ghềnh và cầu Rạch Cát thuộc địa phận thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai đã được phân tích hơn hai chục năm qua. Cụ thể là:
Một người dân ở Cù Lao Phố, ngày mấy bận đi về qua cầu kể rằng anh thường xuyên gặp cảnh “hai con dê qua cầu” này. Có lần anh thấy một thanh niên cởi phăng áo chồm ra chửi rủa, bên cạnh là chiếc xe đời mới mang biển số tứ quý. Bên xe đối diện, người đàn ông trung niên chắc đã nhìn thấy biển số, và trước thái độ dữ dằn của gã, nên dù đã qua hơn hai phần ba cây cầu, vẫn cố loay hoay tìm cách lui lại để nhường đường. Phía sau xe ông ta là hơn chục chiếc xe đang bám sát nút, còn sau chiếc xe đời mới là một khoảng trống dài, vì các xe đi sau đã thấy rõ là phải nhường đường cho bên kia. Trong những trường hợp như thế, nhân viên gác cầu năn nỉ, khuyến cáo để một bên chịu nhường. Nếu tàu lửa sắp tới, họ gọi về hai ga gần nhất ở hai đầu, để tàu lửa dừng chờ đến khi cầu thông. Người dân tại đây vẫn luôn lo lắng về một ngày nào đó, khi chuyến tàu lửa không kịp nhận tín hiệu… Và ngày ấy cũng đến. Khi người Việt khắp nơi còn đang chúc nhau an lành.
Đến câu chuyện xây cầu ![]() Hai cây cầu này được bắc từ hai bờ dòng sông Đồng Nai ngang qua một cái cù lao nổi tiếng: Cù Lao Phố. Mảnh đất cù lao này được xem là thương cảng đầu tiên của người Việt ở Nam bộ, còn có tên gọi là Nông Nại đại phố, được miêu tả khá chi tiết về sự phồn thịnh của nó trong sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Hiện nay, đây cũng là một nơi có mật độ di tích lịch sử, văn hóa cao nhất Đồng Nai. Từ mấy chục năm qua, cù lao Phố dù sát nách trung tâm hành chính của tỉnh vẫn là vùng nông nghiệp, địa danh hành chính của cù lao này là xã Hiệp Hòa. Đã có bao nhiêu đề án, dự án phát triển du lịch sinh thái cho vùng đất này. Tất cả vẫn chỉ năm trên giấy vì lý do duy nhất: cù lao nối liền với bên ngoài bằng con đường “độc đạo”: 2 cây cầu đường sắt. Ai cũng thấy rằng, nếu có được 2 cây cầu đường bộ bắc qua đây, vùng đất này sẽ phát triển mạnh như một Thủ Thiêm của TP.HCM. Nếu có cầu, hàng ngày, người dân trong khu vực sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền bạc và thời gian cho việc đi – về TP.HCM và phía Nam… Chuyện làm cầu đường bộ ấy đã được phê duyệt, đã được đưa vào các Nghị quyết, thậm chí giữa năm 2010, đã làm lễ khởi công, nhưng vì sao đến nay cầu vẫn chưa được xây? Người cho rằng thiếu vốn, người cho rằng do giải tỏa đền bù gặp trở ngại. Nhưng có một vài ý kiến phân tích rằng, có những “nhóm lợi ích” đang chờ thu gom thật nhiều đất nông nghiệp (với giả rẻ) ở đây nên vận động trì hoãn chuyện xây cầu. Chuyện này thực hư ra sao chưa rõ nhưng so với nhiều huyện ở Bình Dương, giá cả đất đai ở cù lao Phố chỉ bằng 1/20!
Thông tin cuối Khi chúng tôi viết bài này, thì được tin đến cuối năm 2011, Đồng Nai sẽ tách xong đường bộ với đường sắt ở một trong hai cây cầu này. Theo thông tin này thì Đồng Nai sẽ xây hai cây cầu đi qua Cù Lao Phố của Biên Hoà gồm cầu Hiệp Hoà (từ phường Thống Nhất sang xã Hiệp Hoà) và cầu An Hảo (từ xã Hiệp Hoà sang phường An Bình, nối với ngã tư Vũng Tàu) sẽ chuyển động trong năm nay. Trong đó, cầu Hiệp Hoà đã được khởi công từ tháng 7 năm ngoái sẽ hoàn thành vào giữa năm nay. Còn cầu An Hảo dự kiến khởi công vào năm 2012. Như vậy, cù lao Phố vẫn tiếp tục chờ nhanh nhất là đến cuối năm 2012 mới có đủ 2 cây cầu nối hai bờ sông – một việc làm mà Tỉnh uỷ Đồng Nai đã tính từ sau ngày 30.4.1975! Đã chậm rồi xin đừng trễ nữa! Phan văn Tú Ảnh: Phạm Hoài Nhân |
Con người & Sự kiện >