1. Như nhiều người Việt Nam, vua Quang Trung là thần tượng của tui.
Dưới mắt các bậc tiền nhân ở Biên Hòa, quân Tây Sơn nói chung và Nguyễn Huệ nói riêng là giặc, là kẻ phá hoại sự ấm no sung túc của quê hương. Thế nên các bậc tiền nhân này và con cháu đời sau của họ không yêu quý vua Quang Trung.
Có một điều vừa buồn cười vừa xấu hổ, đó là ở ngay Cù lao Phố có một nơi mang tên Đền thờ Nguyễn Huệ.
Điều xấu hổ chính là nguyên nhân của sự kiện trên: Kiến trúc nêu trên thực chất là ngôi Đình Bình Tự ở cù lao Phố (không liên quan gì đến vua Quang Trung cả!). Sau 30/4/75, trong phong trào đập phá và cải tạo các công trình tín ngưỡng, đỉnh cao trí tuệ của các nhà làm văn hóa thuở ấy muốn phá bỏ ngôi đình. Muốn giữ lại thì phải đổi thành nơi thờ ai đó mà chính quyền cách mạng công nhận. Quang Trung Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải là một nhân vật như vậy. Thế là Đình Bình Tự biến thành Đền thờ Nguyễn Huệ, bất kể công năng đình và đền không giống nhau, bất kể lịch sử, bất kể lòng dân... 3. Ngoài cái đền thờ không đúng chỗ nêu trên, hầu như ở Biên Hòa không có công trình, trường học gì mang tên Quang Trung hay Nguyễn Huệ cả (mới có trường Đại học Nguyễn Huệ, tức trường Sĩ quan Lục quân 2, nhưng tên này thực chất mới được đặt gần đây). Còn đường phố, thì ở Biên Hòa có đường Quang Trung. Nhưng nếu ở các tỉnh thành khác, đường Quang Trung hay Nguyễn Huệ là các đại lộ lớn (như ở TPHCM có cả đường Nguyễn Huệ lẫn Quang Trung đều là những con đường lớn), thì đường Quang Trung ở Biên Hòa... không hơn gì một con hẻm! Đầu đường Quang Trung, phía Cách mạng Tháng Tám Đầu đường Quang Trung, phía Chợ Biên Hòa Đường Quang Trung, Biên Hòa trên bản đồ. Con đường này thực chất là 2 đoạn hẻm hình chữ L, nằm bên cạnh chợ Biên Hòa với bề rộng là 7 met, tổng chiều dài 2 đoạn vỏn vẹn 240 met! Thật là hẩm hiu cho vua Quang Trung quá! Phạm Hoài Nhân |
Cảm nhận >