Tôi sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, nơi không có sông, chỉ có suối. Mà không có đò qua suối. Bởi vậy nghe bài Đò chiều của Trúc Phương thì thấy hay lắm, nhưng chưa thấm được cái cảnh đò chiều ra sao. Một chiều nào trên bến cô liêu Xóm bên sông tiêu điều Buồn hắt hiu mây chiều
Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng trong Cô lái đò kia đi lấy chồng Vắng bóng cô em từ dạo ấy Để buồn cho những khách sang sông Sau này, đi miền Tây, tận mắt tới bến đò, qua bến đò ngang mới thấy thế nào là bến cô liêu, xóm bên sông tiêu điều... nhưng thường là bà già lái đò chớ ít gặp cô lái đò hoặc là ông lái đò. À, nhưng hình như đây là ông lái đò giả mạo! Cô lái đò cũng có, nhưng thường là trong tour du lịch Cảm giác khi qua đò rất xao xuyến và thú vị. Người thành phố sống giữa chốn ồn ào náo nhiệt bỗng được đến miền sông nước yên ả gợi lên không khí thanh bình của một thuở xa xưa. ...
Bến đò ở cù lao Phố, Biên Hòa. Thường thì bến đò là nơi xóm bên sông tiêu điều, vì nơi mà không có cầu để qua sông ắt hẳn giao thông bất tiện, kinh tế khó phát triển. Bến đò trong ảnh trên sẽ dần mất đi vì Biên Hòa đang xây cầu An Hảo, giúp giao thông từ cù lao Phố sang Ngã Tư Vũng Tàu thuận tiện và nhanh chóng hơn, và kinh tế cù lao Phố sẽ phát triển hơn. Thế nhưng thành phố Biên Hòa vẫn còn những bến đò dọc sông Đồng Nai ở Bửu Long (gần khu du lịch Bửu Long và Văn miếu Trấn Biên). Một chiều nào đó thăm đô thị loại 2 Biên Hòa, bạn hãy ra các bến đò này để cảm nhận: Một chiều nào trên bến cô liêu Xóm bên sông tiêu điều Buồn hắt hiu mây chiều Ngồi chờ đò bên bờ sông Đồng Nai phía Bửu Long. Bên kia sông là Cù lao Rùa, xã nghèo nhất của tỉnh Bình Dương. Phạm Hoài Nhân |
Cảm nhận >