“Ở miền Đông gian lao mà anh dũng” không chỉ đói cơm, thiếu muối, khắc phục mọi hoàn cảnh khắc nghiệt để chiến đấu với quân giặc có quân số đông và vũ khí mạnh, mà còn phải thường xuyên đối phó với thú dữ như heo rừng, chó sói, trăn, rắn độc và nhất là cọp. Nhưng nguy hiểm hơn cả là “cọp ba móng”. Ai đã từng sống, chiến đấu ở Chiến khu Đ thì không thể không biết cọp ba móng. Nó xuất hiện và “tung hoành” mạnh nhất từ năm 1949 đến năm 1951. Theo dân trong vùng, nguồn gốc cọp ba móng là do chủ một đồn điền cao su nuôi một con cọp, chân chỉ có ba móng chứ không phải bốn móng như cọp thường. Về sau, con cọp này bị xổng chuồng, chạy vào rừng và sống hoang dã, lại rất hung dữ. Cũng có người cho rằng nó là cọp rừng, nhưng bị các tay thợ săn bắt đứt một móng. Sau trận La Ngà ở đường 20 (đi Đà Lạt) năm 1947, xác giặc Pháp hàm trăm tên, chúng không lấy hết, số còn lại trở thành bữa tiệc thịnh soạn cho cọp rừng. Cọp ba móng “tham gia” rất nhiều quen miệng nên luôn rình bắt người để ăn thịt. Chỉ trong vòng 3 năm, họ nhà cọp mà đứng đầu là cọp ba móng đã cướp đi hàng chục sinh mạng của dân, bộ đội, cán bộ, nhân viên các cơ quan Tỉnh. Phạm vi hoạt động của cọp ba móng rất rộng, bao gồm Hàng Dài, Bà Đã, Lạc An, Đất Cuốc, Đất Đạo, Nhà Nai, Bưng Kè, Bàu Bếp… Nó bắt người bất kể thời gian: chập tối, nửa đêm, mờ sáng, thậm chí cả ban ngày. Để đối phó, đồng bào và các cơ quan làm nhà gác, hoặc chặt những cây cao lớn ken dày làm hàng rào… Thế nhưng cũng không thoát khỏi con vật hung dữ, Có đơn vị trú quan quyây quần, ở giữa đốt đống lửa chát rừng tực, vậy mà cọp ba móng vẫn nhảy vào chộp mất một người. Nhiều người dân cũng bị cọp ba móng xé xác một cách thương tâm. Quả thật sự lộng hành của gã “chúa rừng” ba móng này đã gây hoang mang cho nhân dân Chiến khu Đ. Nhiều gia đình phải rời bỏ nơi cư ngụ ra vùng địch tạm chiếm để sinh sống. Lợi dụng tình thế đó, địch tung bọn cọp giả vào rừng (thực chất là bọn biệt kích mang lốt cọp) tiếp tục gieo rắc sợ hãi để đồng bào rời khỏi vùng chiến khu. Biết được âm mưu của chúng, bộ đội đã phục kích bắn chết nhiều “cọp biệt kích”. Làm sao loại trừ được cọp ba móng như một đại họa, là câu hỏi đau đầu của cán bộ, chiến sĩ và cả lãnh đạo. Không diệt được nó không chỉ hao tổn sinh mạng mà còn làm giảm sức mạnh của căn cứ kháng chiến. Qua nghiên cứu và nhiều người hiến kế, biện phát trừ cọp ba móng được triển khai thực hiện. Bộ phận công binh đã “lấy độc trị độc”, gài trái gần nạn nhân để bẫy “hung thủ”. Một hôm, một người đi làm rẫy bị cọp ba móng vồ tha vào rừng. Lần theo dấu máu khoảng 1km, anh em phát hiện được thi thể nạn nhân, liền gài mìn tại chỗ rồi leo lên cây cao bí mật quan sát. Đến chiều “tên sát thủ” trở lại để ăn thịt tiếp, lập tức mìn nổ, con cọp to lớn quỵ xuống rồi lăn đùng ra chết. Thế là mối hiểm hoạ cọp ba móng ở Chiến khu Đ đã được thanh toán trong nỗi vui mừng phấn khởi của các lực lượng và nhân dân bám trụ trong vùng. Tuy nhiên cọp ba móng đền tội, Chiến khu Đ vẫn chưa hết hậu hoạ. Một “chúa rừng” khác xuất hiện cướp đi mạng sống một số người nữa, chủ yếu là dân làm rẫy. Nhưng với quyết tâm tiêu diệt cọp, bảo vệ dân và cả tính mạng của mình, trung đội 5 đại đội 60 đã truy lùng chúng vào tận rừng già… Từ dó, ở Chiến khu Đ không còn thấy cọp nữa. |
Chiến khu Đ >