Như ta đã biết cuộc sống của các lực lượng và nhân dân bám trụ ở Chiến khu Đ luôn căng thẳng do địch tàn phá và thiếu đói nhưng cán bộ, chiến sĩ rất lạc quan tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của cách mạng. Lại được sự lãnh đạo thường xuyên của trên nên công tác chính trị, văn hóa tinh thần lúc nào cũng được quan tâm. Công tác xây dựng Đảng được đẩy mạnh hơn bất cứ lúc nào từ chi bộ cấp xã, chi bộ công pháo, các đoàn vũ trang tuyên truyền, các liên chi huyện đội bộ, tỉnh đội bộ đến các Tiểu đoàn 303, Tiểu đoàn 320, xưởng quân giới, nông trường sản xuất… Chi uỷ các xã Chánh Bình, Sông Lô, Cộng Hoà, Thanh Tâm được kiện toàn và phát triển thêm 20 đảng viên. Các tổ chứuc đoàn thể như nông hội, phụ nữ, thanh niên được chấn chỉnh một bước mới. Đi đôi với công tác xây dựng Đảng, phong trào giáo dục văn hóa, văn nghệ cũng phát triển. Các căn cứ mở được 14 lớp bình dân học vụ. Đoàn văn công tỉnh Thủ Biên được thành lập, thường xuyên phục vụ các đơn vị bộ đội và sản xuất trong khu căn cứ. Hơn thế, còn tổ chức những đội xung kích đi phục bộ đội và đồng bào vùng tranh chấp. Những lời ca, điệu múa của văn công tuy mộc mạc đơn sơ, như “Mùa đông binh sĩ”, “Hành khúc Thăng Long”, “Nhớ chiến khu”… đã động viên khích lệ lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần khắc phục khó khăn, xả thân vì cách mạng, gây niềm phấn chấn lạc quan trong cán bọ, chiến sĩ và nhân dân. Các vở cải lương “Cánh tay Vương Tá”, “Hưng Đạo bình Nguyên”… rất được mọi người ưa thích. Nghe tin có văn công chiến khu biểu diễn, nhiều bà con ở vùng du kích, vùng địch tạm chiếm cũng lặn lội tìm đường đến xem… Trong khu, đơn vị, cơ quan nào cũng tổ chức các đội văn nghệ “cây nhà lá vườn”, các đội bóng đá, bóng chuyền. Ngoài ra, sách báo văn nghệ cũng được ấn hành rộng rãi trong khu và lan ra cả vùng tranh chấp. Trong đó, tập thơ “Chiến khu Đ” của Khu phó Huỳnh Văn Nghệ và các bài thơi của nhà thơ Xuân Miễn như “An Phú Đông”, “Nhớ miền Đông”… được cán bộ chiến sĩ yêu thích tìm đọc hoặc chép tay truyền cho nhau. Nhìn chung cuộc sống tinh thầ là một nét văn hóa khá đặc trưng của Chiến khu Đ và nó được tiếp nối phát triển theo cuộc kháng chiến như một thứ vũ khí góp phần chiến thắng kẻ thù. |
Chiến khu Đ >