Chiến khu Đ‎ > ‎

66. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng cho Mỹ-nguỵ thêm một đòn nặng sau Mậu Thân, xin cho biết các lực lượng ở Chiến khu Đ đã vào cuộc như thế nào?

Với những nỗ lực khắc phục khó khăn, vươn lên của cách mạng miền Nam, đã đẩy “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ vào thế tiến thoái lưỡng nan và nguy cơ phá sản như hai chiến lược thể nghiệm đã bị thất bại. Mỹ tăng cường quân sự để giành “thế thượng phong” trên chiến trường hay chịu thua trên bàn hội nghị. Rõ ràng Mỹ phải chấm dứt can thiệp để rút khỏi đường hầm không lối thoát của một cuộc chiến tranh bể bạc nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Tình hình đã khá sáng sủa. Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ: Nắm lấy thời cơ lớn, quyết đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, giành thắng lợi quyết định trọng năm 1972. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Trên chiến trường B2, Trung ương Cục và Quân uỷ Miền vạch kế hoạch: Đánh qụi khối chủ lực quân đoàn 3 và lực lượng tổng trù bị của nguỵ, đánh bại cơ bản kế hoạch bình định của địch ở đồng bằng sông Cửu Long và xung quanh Sài Gòn, đưa phong trao đô thị lên một cao trào mới…

Thực hiện quyết tâm của trên, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch cấp tương đương quân trên chiến trường miền Đông, gọi là “chiến dịch Nguyễn Huệ”. Đồng chí Trần Văn Trà làm Tư lệnh chiến dch, đồng chí Trần Độ làm Chính uỷ. Hướng chủ yếu của chiến dịch là đường 13, khu vực quyết chiến là Lộc Ninh (đợt 1), Hớn Quản, Châu Thành (đợt 2)…

Trên địa bàn Chiến khu Đ, Mỹ điều 2 trung đoàn thiết giáp và 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận đến án ngự đường 16; 3 tiểu đoàn thiết giáp và 3 tiểu đoàn bộ binh nguỵ ngăn chặn hành lang từ nam Tây Nguyên về Chiến khu Đ, đồng thời bảo vệ đường 14 từ Đồng Xoài đi Phước Long. Địch tổ chức càn quét liên tục dọc sông Đồng Nai, bắc Tây Nguyên, đường số 7, số 8… đánh vào các cửa khấu phá thế chuẩn bị của ta.

Chuẩn bị cho đợt 1 xuân-hè 1972, Phân khu Thủ Biên mở đợt đánh phá bình định trên địa bàn Chiến khu Đ.

Ngày 31-3-1972, chiến dịch Nguyễn Huệ mở màn… Chủ lực Miền tiến công tiêu diệt chi khu Lộc Ninh, giải phóng toàn huyện ngày 7-4. Địch phải rút phần lớn quân nguỵ ở Long Khánh về miền Tây về ứng cứu giải toả đường 13 là con đường huyết mạch từ Sài Gòn đi Phước Long.

Phối hợp với mặt trận đường 13, bộ đội địa phương Phước Long đánh 2 đồn ở phía bắc Chiến khu Đ là Vĩnh Thiện, Phú Nghĩa… tiến lên dùng 3 mũi giáp công bức hàng, bức rút hàng loạt đồn bót trên đường 14… Bọn địch đứng chân ở Bù Na, sông Bé hốt hoảng rút chạy.

Trên hướng tây và tây nam Chiến khu Đ, bộ đội tập trung phân khu và bộ đội địa phương Tân Uyên tấn công tiêu diệt đồn An Lợi, Tân Bình. Pháo binh Phân khu dội lửa vào sân bay Biên Hoà, Phú Lợi, Phước Vĩnh. Lực lượng của Phân khu, Phước Long, Tân Uyên tấn công hàng chục mục tiêu và chốt dã ngoại, phá thế kềm kẹp cho nhân dân ở các xã Bình Mỹ, Bình Cơ, Nước Vàng, Vàm Giá, Phước Tiến…

Ở phía nam Chiến khu Đ, ta đã bao vây cô lập địch ở bót Bình Cơ, cắt đứt giao thông đường 16… bẻ gãy cuộc phản kích của bọn bảo an từ Phú Giáo xuống giải toả Bình Cơ. Địch ở Tân Uyên bị ta uy hiếp mạnh…

Tháng 8-1972, để thống nhất chỉ đạo chiến trường miền Đông, tập trung lực lượng cho “thời cơ” chiến dịch Nguyễn Huệ, Trung ương Cục quyết định thành lập lại Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông. Căn cứ đóng tại suối Bon, suối Ràng, Mã Đà, Vĩnh An, Bà Hào, Rang Rang.

Vào đợt 3 chiến dịch (6-10-1972), các sư đoàn 7 và 9 của Miền phát triển xuống phía nam uy hiếp địch ở vùng bắc Sài Gòn. Pháo binh của Quân khu tấn công cụm pháo địch ở Chánh Lưu, phá huỷ 1 khẩu 105 ly và làm cháy 5 kho đạn, xăng dầu. Bộ đội địa phương Thủ Dầu Một đánh diệt bọn bảo an ở Nhà Đỏ, Bông Trang, giải phóng trên 1.000 dân. Bộ đội địa phương Châu Thành diệt đồn An Lợi, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 25 nguỵ trên đường 14…

Trên đường phối hợp ở nam Chiến khu Đ, chủ lực Quân khu tiến công đồn Sông Thao, Bàu Hàm, phá rã lực lượng phòng vệ dân sự của địch tại đây. Pháo binh của Miền kết hợp với nội tuyến trong sân bay Biên Hoà, gài mìn hẹn giờ làm nổ tung 4 kho bom, phá huỷ 200 máy bay các loại. Đặc công Miền đột nhập khu kho liên hợp Long Bình phá huỷ 200 nhà kho chứa trên15 ngàn tấn bom đạn, diệt 300 tên.

Cuối năm 1972, chiến dịch Nguyễn Huệ kết thúc thắng lợi, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam, tác động lớn trên mặt trận ngoại giao, thúc đẩy tiến trình đàm phán Hội nghị Paris về Việt Nam đi tới hồi kết.

Cùng với thắng lợi chiến dịch “Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội” trong 12 ngày đêm đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, ta đã buộc địch phải ký kết hiệp định, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Đây là một thắng lợi hết sức to lớn trong sự nghiệp giải phóng đất nước, để ta tiến lên dành thắng lợi hoàn toàn sau này.

Với chiến dịch Nguyễn Huệ, quân và dân Chiến khu Đ đã cùng với quân chủ lực Miền mở thông tuyến hành lang biên giới Campuchia-Lộc Ninh-Bù Đốp-Phước Long và Chiến khu Đ-nam Phước Long-Tây Nguyên với đường dây 559 của Bộ Quốc phòng, tiếp nhận sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường Nam Bộ.
Comments