Như ta đã biết Chiến khu Đ là căn cứ cách mạng qua các thời kỳ chiến tranh, nhưng tiềm ẩn một vùng kinh tế trù phú không những của Nam Bộ mà của cả nước, Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các địa phương của vùng Chiến khu Đ không ngừng khắc phục khó khăn, ra sức phát huy nội lực của một vùng đất có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, công nghiệp, kết hợp với quốc phòng an ninh, nhất là từ khi bước vào thời kỳ đổi mới và công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Ngày nay, Chiến khu Đ xưa là vùng đất sôi động của những cánh đồng lúa ven sông, những nông trường cao su trải rộng, những lâm trường bạt ngàn, những nhà máy, xí nghiệp và những công trình thuỷ điện lớn như Trị An, Thác Mơ. Hàng vạn đồng bào từ khắp mọi miền đất nước đã vê đây cùng với nhân dân địa phương xây dựng những khu trung tâm kinh tế mới với tầm cỡ là một trong những khu công nghiệo lớn của cả nước. Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, đảng bộ và nhân dân các tỉnh vùng Chiến khu Đ năm xưa như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước đã vươn lên đạt được những thành tựu mới trên bước đường đi lên chủa nghĩa xã hội, thực hiện các mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với thế mạnh về nhiều mặt, Đồng Nai từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, qui hoạch và phát triển các khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đưa kinh tế phát triển với tốc độ cao… Trong 10 năm (1991-2000), nhịp độ tăng trưởng trung bình của tỉnh đạt 13% trong một năm. Đến năm 2000 tỷ trọng công nghiệp đã chiếm 52,1% GDP toàn tỉnh, thu nhập bình quân đầu người 6,1 triệu đồng/năm… Đời sống đại bộ hận nhân dân được cải thiện rõ rệt, hầu như không còn hộ đói và số hộ nghèo đã giảm xuống còn 5%. Bình Dương là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế của cả nước với tổng sản phẩm (GDP) từ năm 1997-2001 tăng bình quân 14,2% là một trong 4 tỉnh tứ giác kinh tế phát triển ở phía nam Tổ quốc. Bình Dương đã sớm tập trung cho cơ sở hạ tầng để phát triển, qui hoạch 13 khu công nghiệp tập trung với diện tích 6.200 ha và các cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện thị. Việc xây dựng các khu công nghiệp gắn liền với hình thành các trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật cao, các khu đô thị mới, các khu nhà ở cho công nhân. Về thu hút đầu tư nước ngoài, đến tháng 8-2002, Bình Dương đã thu hút thêm 101 dự án mới và 38 dự án bổ sung với tổng số vốn 295 triệu USD, nâng tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh lên 571 dự án với tổng số vốn 2 tỷ 912 triệu USD. Bình Phước mới tách ra khỏi Bình Dương từ 1-1997, dường như làm lại từ đầu, nhưng tiềm năng kinh tế cũng rất lớn, nhất là cao su và lâm sản… Trước những đổi thay lớn lao của cuộc xây dựng mới, dấu tích của một căn cứ kháng chiến tồn tại gần 1/3 thế kỷ đang mờ nhạt dần, nhưng niềm tự hào về một Chiến khu Đ lịch sử là mãi mãi. |
Chiến khu Đ >