I. Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo:
I.1. Điều kiện bức xạ mặt trời rất phong phú:
Đồng Nai nằm ở vĩ độ thấp, gần xích đạo. Bởi vậy nguồn bức xạ mặt trời nhận
được khá phong phú.
* Độ cao mặt trời và độ dài ngày: Góc
hợp bởi tia sáng mặt trời và mặt đất (được coi như mặt phẳng nằm ngang) gọi là
độ cao mặt trời.
Độ dài ban ngày là thời gian chiếu sáng tính từ lúc mặt trời mọc đến lúc
mặt trời lặn.
Bảng 1: Giờ mặt trời mọc, lặn trung bình tháng ở Đồng Nai
Tháng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
Mọc
|
6.17
|
6.10
|
6.08
|
5.52
|
5.44
|
5.41
|
5.45
|
5.49
|
5.58
|
6.07
|
6.15
|
6.20
|
Lặn
|
17.43
|
17.50
|
17.52
|
18.08
|
18.16
|
18.19
|
18.15
|
18.11
|
18.02
|
17.53
|
17.45
|
17.40
|
Độ
dài ngày
|
11.26
|
11.40
|
11.44
|
12.16
|
12.32
|
12.38
|
12.30
|
12.22
|
12.04
|
11.46
|
11.30
|
11.20
|
Độ cao mặt trời và độ dài ngày thay đổiï theo mùa thiên văn. Ở Đồng Nai mỗi năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh: lần thứ nhất vào khoảng từ
19 - 22 tháng 4; lần thứ hai từ 22 - 26 tháng 8. Thời gian giữa hai lần mặt
trời đi qua thiên đỉnh khoảng 121 - 130 ngày. Tháng 4 là tháng mặt trời đi qua
thiên đỉnh, ngày giữa tháng có độ cao mặt trời 88o45’. Độ dài ban
ngày lớn nhất là 12g47ph.
Cuối tháng 12 độ cao mặt trời thấp nhất (55043') và độ dài ngày
nhỏ nhất (11g22ph). Hàng năm chênh lệch giữa ngày dài nhất và ngày ngắn nhất
chỉ 1g25ph. Trong khi đó ở Huế chênh lệch này là 3g00; ở Hà Nội là 3g30.
Độ dài ban ngày lớn và ít thay đổi, trung bình từ 11 giờ 22 phút đến 12 giờ
47 phút nên số giờ nắng cũng lớn.
* Số giờ nắng: Số giờ nắng là
thời gian tia sáng mặt trời trực tiếp chiếu xuống mặt đất. Chế độ nắng phụ
thuộc rất lớn vào lượng và loại mây che phủ bầu trời ban ngày. Khi có mây dưới
và mây trung che kín mặt trời thì không có nắng. Nhưng khi chỉ có mây trên cao
5 - 6 ngàn mét thì vẫn có nhiều khả năng cho nắng bởi vì loại mây này cấu tạo
bởi những tinh thể băng gần như trong suốt nên tia nắng mặt trời vẫn xuyên qua
phần lớn.
Thời gian có nắng trung bình ở Đồng Nai chiếm khoảng 45 - 65% độ dài ban
ngày (từ 4 - 9,5 giờ/ngày). Ngày có giờ nắng cao nhất cũng không vượt quá
11,5giờ (trong mùa khô). Ngược lại trong mùa mưa có thể nhiều ngày hoàn toàn
không có nắng.
Tổng giờ nắng hàng năm đạt từ 2500 - 2860 giờ. Thời gian có nắng tương đối
ít chênh lệch trong mùa vụ sản xuất, nhưng khá chênh lệch giữa hai mùa khí hậu:
mùa mưa và mùa khô (xem bảng 2).
Bảng 2: Số giờ nắng trung bình mùa theo mùa khí hậu
và thời vụ
Địa
|
Theo mùa khí hậu
|
Theo thời vụ sản xuất
|
điểm
|
Mùa khô
|
Mùa mưa
|
Đông - Xuân
|
Hè - Thu
|
Vụ mùa
|
Biên Hòa
|
1476
|
1229
|
1016
|
846
|
743
|
Long Khánh
|
1443
|
1109
|
997
|
829
|
726
|
Trị An
|
1409
|
1456
|
962
|
964
|
941
|
La Ngà
|
1436
|
1125
|
985
|
845
|
731
|
* Bức xạ mặt trời: đến mặt đất bị nhiều nhân tố chi phối: vĩ độ địa lý
(quyết định độ cao mặt trời) và độ vẩn đục khí quyển (hơi nước, bụi). Do Đồng
Nai nằm ở vùng vĩ độ thấp cho nên năng lượng bức xạ nhận được khá cao. Tổng
năng lượng bức xạ trung bình hàng năm nhận được khoảng 110 - 120 kcal/cm2
và phân bố khá đều qua các tháng. Tháng 12 nhỏ nhất là 7,5 - 8,5 kcal/cm2.
Tháng 4 cao nhất là 13,5 kcal/cm2.
Biến trình hàng ngày của cường độ bức xạ tổng cộng theo quy luật chung:
tăng nhanh từ lúc mặt trời mọc cho đến trưa; rồi giảm nhanh đến lúc mặt trời
lặn. Bức xạ trực tiếp trung bình hàng ngày dao động từ 350 - 550 cal/cm2.
Bức xạ mặt trời ở khu vực Đồng Nai quanh năm phong phú, chênh lệch giữa các
tháng, các mùa tương đối nhỏ nhưng năng lượng bức xạ mặt trời hàng ngày lại
cao. Đó là nét đặc thù của tính nhiệt đới
cận xích đạo.
Biến trình năm có 2 cực đại (tháng 4 và tháng 8) và hai cực tiểu (tháng 12
và tháng 6) phù hợp với hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh và hai lần mặt trời
có vị trí thấp nhất trong năm. Tổng lượng bức xạ mùa khô lớn hơn mùa mưa. Ở
phía Nam lớn hơn ở phía Bắc tỉnh.
Mặt đất hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời song bị mất đi một phần do phát
xạ trở lại khí quyển. Tổng đại số những nguồn năng lượng bức xạ nhận được và
năng lượng bức xạ mất đi gọi là cán cân bức xạ. Đó là yếu tố địa đới, có ý
nghĩa quyết định đặc trưng khí hậu của một nơi.
Cán cân bức xạ ở Đồng Nai luôn luôn dương. Trị số hàng năm khoảng từ 70 -
74 kcal/cm2.năm; chiếm 40% lượng bức xạ tổng cộng, nghĩa là năng
lượng bức xạ hấp thụ luôn lớn hơn năng lượng bức xạ mất đi. Đây là nét đặc
trưng cơ bản cho tính nhiệt đới tạo ra chế độ gió mùa. Và nếu không có ảnh
hưởng của gió mùa thì vùng nhiệt đới sẽ ngày càng nóng lên.
Bảng 3: Bảng so sánh tiêu chuẩn nhiệt đới
ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU
|
TIÊU CHUẨN NHIỆT ĐỚI
|
Ở ĐỒNG NAI
|
Bức xạ tổng lượng ngày
|
350 - 550 cal/ cả ngày
|
390 - 565 cal/ cả ngày
|
Nhiệt độ trung bình tháng
|
26 - 30oC
|
23,9-29,0oC
|
Tổng lượng mưa năm
|
1500mm - 2500tháng
|
1500mm - 2750mm
|
Tổng số ngày mưa
|
150 -160 ngày
|
120 -170 ngày
|
Không khí thịnh hành:
|
(Theo Alixop)
|
|
- Mùa
đông
|
Nhiệt đới
|
Nhiệt đới
|
- Mùa
hè
|
Nhiệt đới và xích đạo
|
Nhiệt đới và xích đạo
|
Nhận nguồn bức xạ dồi dào, Đồng Nai
có nền nhiệt độ quanh năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 25,5oC.
Tháng lạnh nhất cũng không dưới 23,5oC.
Bảng 3 so sánh chỉ tiêu một số yếu tố nhiệt đới tiêu chuẩn và những số đo
thực tếû, cho ta nhận xét khí hậu Đồng Nai về cơ bản là hoàn toàn phù hợp với
tiêu chuẩn nhiệt đới.
I.2. Khí hậu Đồng Nai nằm trong khu vực tác động của 3 hệ thống gió mùa
châu Á:
Đồng Nai nằm gần trung tâm châu Á gió mùa nên, một mặt vai trò của các nhân tố địa đới (mặt trời, cận xích
đạo, tín phong Bắc, Nam bán cầu...) có những biểu hiện suy yếu và bị lấn át,
mặt khác hoạt động của gió mùa đã tạo
ra sự pha trộn của nhiều cơ chế thời tiết có nguồn gốc và bản chất khác nhau.
Hệ quả về mặt khí hậu là sự kết hợp của những tính chất địa đới và phi địa đới,
lục địa và biển, đồng bằng và vùng núi... Ta có thể điểm qua mấy hình thái gió
mùa tiêu biểu dưới đây:
* Gió mùa mùa đông,
hay gọi là gió mùa Đông Bắc (NE) được tạo bởi hai hệ thống gió chính đều có
hướng Đông Bắc, đó là:
- Tín phong Thái Bình Dương hoặc tín phong biển Đông đều
có nguồn gốc của khối không khí nhiệt đới biển (Tp) mang tính chất biển, chí
tuyến. Cho thời tiết quang mây, khô, mát.
- Gió mùa Đông Bắc lục địa chủ yếu xuất phát từ vùng áp
cao Xibia (Nga). Nó xuất phát từ khối không khí rất lạnh và khô (Np), mỗi khi
tràn xuống nước ta thường trước nó có Frônt cực (Fp) mà hệ quả lạnh rõ rệt ở
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; rồi ấm dần lên khi đến Nam Bộ, nhưng vẫn là lạnh nhất
trong hệ thống gió mùa ở phía Nam.
Muốn phân biệt được nguồn gốc của luồng gió tín phong hay
gió mùa lục địa người ta căn cứ vào điều kiện nhiệt - ẩm, nhưng cách phân biệt
dễ thấy nhất là gió mùa Đông Bắc lục địa lạnh hơn tín phong.
* Gió mùa mùa hạ,
hay còn gọi là gió mùa Tây Nam cũng được tạo bởi ba hệ thống chính, đó là:
- Gió mùa Ấn Độ Dương và vịnh Bengan đều có hướng Tây
Nam, xuất phát từ khối không khí biển. Nó khống chế ở thời gian đầu mùa mưa,
cho thời tiết nóng, khô cũng có thể hơi ẩm. Nếu ẩm thì trong điều kiện nhiệt
động lực thuận lợi thường cho mưa dông ở thời kỳ đầu mùa mưa.
- Gió mùa Tây Nam chính thống có nguồn gốc từ Nam Thái
Bình Dương; xuất phát từ khối không khí xích đạo (Em). Nó cũng chính là tín
phong Nam bán cầu vượt qua xích đạo đi lên phía Bắc, đổi hướng qua Ấn Độ Dương
vào Đông Dương có hướng Tây Nam kèm theo nhiều dạng nhiễu động; bão, hội tụ
nhiệt đới... Đến Đồng Nai hướng gió đã có xu thế lệch Tây nhiều hơn. Bản chất
của luồng gió này là ẩm, mát và không ổn định. Nó chi phối chủ yếu nguồn ẩm,
cho mưa nhiều trong mùa mưa. Gió mùa Tây Nam chính thống cũng là nguyên nhân làm
hạ nền nhiệt độ mùa hạ trong khu vực cận xích đạo.
Cũng từ tháng 4 đến tháng 10, Đồng Nai còn chịu sự chi
phối của khối không khí chí tuyến Thái Bình Dương. Mỗi khi lấn vào đất liền,
thời tiết thường mưa rào và dông lúc nửa đêm về sáng (Bảng 4).
Như vậy, khí hậu Đồng Nai còn có thể coi là một dạng đặc thù của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, không đồng nhất một số mặt với khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo. Những đặc thù này có thể thấy hoặc không thấy rõ qua đối chiếu trung
bình của từng yếu tố khí hậu. Chẳng hạn, tính cận xích đạo thể hiện rất rõ qua
biến trình về bức xạ có hai cực đại phù hợp với 2 lần mặt trời đi qua thiên
đỉnh, nhưng biến trình về nhiệt độ lại không thấy thể hiện rõ ràng.
Ngoài ra, những trường hợp gió mùa chuyển hướng từ Đông Bắc thành Đông Nam
của những cơ chế hút gió trong lục địa và tín phong lập lại (gió đất, gió biển)
là do gió mùa chính thống bị suy yếu.
Sự pha trộn của tính chất địa đới và phi địa đới do tác động của gió mùa và
hoàn cảnh địa lý dẫn tới hệ quả có sự khác biệt với các vùng khí hậu lân cận và
trong miền. Bảng 5 dưới đây cho ta thấy rõ sự khác nhau giữa khí hậu Đồng Nai
với một số tỉnh lân cận qua một số yếu tố khí hậu cơ bản.
Bảng 4: Tóm tắt sự hoạt động của các khối
không khí ảnh hưởng đến Đồng Nai
TÊN
KHỐI KHÔNG KHÍ
|
KÍ HIỆU
|
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG (THÁNG)
|
THỜI TIẾT ĐẶC TRƯNG
|
Cực đới
|
Np
|
XI - III
|
Quang
mây, ngày nắng (tháng XII,I đêm se lạnh)
|
Chí tuyến
Đông Nam Á
|
Tp
|
X - IV
|
Nắng, không mưa
|
Chí tuyến
Thái Bình Dương
|
Tm
|
IV - X
|
Có
mưa rào, dông nửa đêm về sáng
|
Chí tuyến
Vịnh Bengan
|
TBg
|
IV - VII
|
Nóng,
hơi ẩm, có mưa rào và dông nhiệt
|
Xích đạo
|
Em
|
VI - X
|
Mát,
nhiều mây, mưa dông trưa chiều tối, bão, áp thấp
|
Bảng 5: So sánh một số đặc trưng khí hậu
trong vùng
ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU
|
ĐỒNG NAI
|
LÂM ĐỒNG
|
THUẬN HẢI
|
MIỀN TÂY
|
Lượng
mưa trung bình năm (mm)
|
1500 - 2700
|
1600 - 3600
|
790 - 1770
|
1300 - 2000
|
Nhiệt độ trung bình
năm
|
25 - 27oC
|
21oC
|
26,5 - 27,1oC
|
27 - 28oC
|
Biên độ nhiệt độ ngày
|
6 - 13oC
|
7 - 15oC
|
7 - 10oC
|
5 - 9oC
|
II. Khí hậu Đồng Nai có hai mùa, không ổn định:
II.1. Đồng Nai có hai mùa khí hậu:
Khí hậu đồng bằng Nam Bộ không thể hiện rõ bốn mùa như các vùng phía Bắc và
Trung Bộ Việt Nam. Nhiều nhà khí hậu sử dụng chỉ tiêu: mùa mưa là những tháng
liên tục có lượng mưa trung bình (LMTB) lớn hơn 100 mm. Mùa khô là những tháng
liên tục có LMTB < 100 mm. Dựa vào chỉ tiêu đó thì khí hậu Đồng Nai được
phân chia làm hai mùa: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (5
- 6 tháng); mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (6 - 7 tháng).
Bảng
6: Ngày bắt đầu, kết thúc trung bình mùa mưa ở Đồng Nai và
vùng phụ cận
ĐỊA
|
NGÀY, THÁNG
|
ĐỘ DÀI
|
ĐỊA
|
NGÀY,THÁNG
|
ĐỘ DÀI
|
ĐIỂM
|
B/đầu - k/thúc
|
(ngày)
|
ĐIỂM
|
B/đầu - k/thúc
|
(ngày)
|
Tà Lài
|
10/4 - 22/11
|
226
|
Biên Hòa
|
5/5 - 10/11
|
189
|
Túc Trưng
|
15/4 - 20/11
|
219
|
Xuân Tâm
|
12/5 - 19/10
|
160
|
Trị An
|
17/4 - 15/11
|
212
|
Long Khánh
|
3/5 - 10/11
|
191
|
Thống Nhất
|
30/4 - 14/11
|
226
|
Long Thành
|
6/5 - 9/11
|
187
|
Bình Ba (BR-VT)
|
13/5 - 27/10
|
219
|
Vũng Tàu
|
20/5 - 20/10
|
153
|
TP Hồ Chí Minh
|
11/5 - 9/11
|
212
|
Tân Uyên
|
19/5 - 16/11
|
181
|
Từ chỉ tiêu phân mùa nêu trên, suy ra: ngày chuyển tiếp
giữa các tháng có lượng mưa trung bình liên tục < 100 mm sang các tháng có
lượng mưa trung bình liên tục > 100 mm gọi là ngày bắt đầu mùa mưa (hay kết
thúc mùa khô). Trường hợp ngược lại gọi là ngày kết thúc mùa mưa (hay bắt đầu
mùa khô). Như vậy ở Đồng Nai độ dài mùa thay đổi hàng năm: có từ 5 tháng 20
ngày đến 7 tháng 15 ngày nằm trong mùa mưa và có từ 4 tháng 15 ngày đến 6 tháng
10 ngày nằm trong mùa khô.
Qua bảng 6 ta thấy ngày bắt đầu và kết thúc mỗi mùa ở
Đồng Nai sớm muộn khác nhau. Xu thế chung là ngày bắt đầu mùa mưa đến sớm nhất
ở phía Bắc rồi muộn dần xuống phía Nam. Ngày kết thúc mùa mưa thì đến sớm nhất
ở phía Nam và muộn dần lên phía Bắc. Trường hợp mùa khô thì ngược lại.
II.2. Mùa khí hậu
không ổn định:
Biến động là bản chất của gió mùa và sự tác động phức tạp của nhiều chế độ
gió mùa, bởi hoạt động của gió mùa phụ thuộc vào tương quan giữa các hệ thống
thời tiết tác động qua lại, cho nên sự dao động của một số yếu tố khí hậu, tùy
nơi tùy thời điểm có thể rất lớn.
Do nguồn gốc cấu trúc của các hệ thống thời tiết trong cơ chế gió mùa rất
khác nhau: khi thì hệ thống này phát huy tác động; khi thì hệ thống cơ chế khác
lấn át thay thế. Nó tạo sự không ổn định có thể thấy không những ở mặt đơn tính
và định lượng mà còn cả trong ý nghĩa phức hợp và định tính nữa. Chẳng hạn, mùa
khô đang khô nóng chuyển sang ẩm hoặc rất ẩm như các năm 87, 89, 96; ngược lại
mùa mưa có các thời kỳ hạn hán.
Mặt khác, tương tác địa hình vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn do
tác động của các hệ thống thời tiết thuộc nhiều nguồn gốc và mang nhiều tính
chất khác nhau. Cũng có thể kể đến những hiện tượng có liên quan đến diễn thế
khí hậu, vừa có tính chất hành tinh, vừa có tính chất địa phương như: sự giảm
nhiệt độ, tăng lượng mưa và tăng đột biến các thiên tai hạn, lũ, bão...
Ở Đồng Nai, mặt đệm đang có nhiều thay đổi: rừng rậm nguyên sinh bạt ngàn
bị khai thác gần cạn; đất đai bị xói lở, bào mòn; các khu công nghiệp mới đang
hình thành và phát triển... Môi trường sinh thái bị phá vỡ trạng thái cân bằng.
Những năm gần đây xuất hiện nhiều trận mưa có cường độ rất lớn gây lũ quét, năm
96, 97 nhiều nơi có mưa đá và gió lốc mạnh... Những biểu hiện đó thể hiện trong
diễn thế dưới đây:
* Mùa khí hậu không ổn định cả về độ dài và sắc thái: Nổi bật là thời gian bắt đầu và kết thúc mùa xê dịch
trong một khoảng khá rộng giữa năm này và năm khác. Mùa mưa ở Đồng Nai có năm bắt đầu từ cuối tháng 3, đầu tháng 4, nhưng
cũng có năm bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 5 hoặc muộn hơn. Cũng tương tự
như vậy, khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 12. So
với các tỉnh miền Tây Nam Bộ mức độ dao động này cao hơn từ 10 - 15 ngày.
Sắc thái mùa khô hay ẩm cũng không ổn định do tính biến động mùa không đồng
nhất. Có những năm tiềm năng ẩm của gió mùa mùa hạ cao hơn, kèm theo sự tăng
cường về động lực dẫn đến hệ quả mưa nhiều. Ngược lại, có năm hoạt động của gió
mùa suy yếu, đồng thời do tương tác địa hình giảm sút tạo nên những năm thiếu
hụt về lượng mưa, thậm chí khô hạn.
* Biến động cả trong cấu trúc thời
tiết mùa: dẫn đến hệ quả tất yếu thay đổi các yếu tố thời tiết cả trên hai
mặt định lượng và định tính. Không những có thể thấy ở các kiểu thời tiết khác
nhau trong giai đoạn chuyển mùa và ngay cả trong mùa cũng có khi đối lập nhau: gió mùa mùa hạ không cho mưa khi không có
tác nhân nhiễu động đủ mạnh. Và ngược lại tín phong trong trường hợp xâm nhập vào đất liền có đủ điều kiện nhiệt
ẩm thường kèm theo mưa, dông. Trong mùa mưa nếu có các nhiễu động khác được
tăng cường như xoáy thuận, áp thấp nhiệt đới, sóng đông, rãnh thấp... thì khả
năng biến động mạnh được tăng cường cho mưa nhiều, nắng ít, nhiệt độ giảm, độ
ẩm tăng... Tình trạng này có thể duy trì từ vài ngày đến vài tuần hoặc lâu hơn
nữa. Nói chung sự thay thế xen kẽ những sóng thời tiết tùy nhịp độ mau hay chậm
đều mang lại hệ quả khác nhau trong điều kiện tương tác địa hình khác nhau. Nó
thể hiện rõ rệt nhất ở dao động của mưa, nhiệt độ, nhưng đáng chú ý hơn cả là
những biểu hiện của thời tiết “trái mùa” như mưa, nóng, ẩm ở thời kỳ đầu đông -
xuân; hoặc mát, hạn trong mùa hạ.
* Một số kiểu thời tiết thường thấy ở
Đồng Nai:
- Thời tiết dịu khô:
Khi mặt trời di chuyển biểu kiến gần đến vị trí cực Nam chí tuyến làø điều kiện
tạo nên sự tăng cường hoạt động mạnh của áp cao lục địa cùng với sự thu hẹp và
đi xuống phía Nam của áp cao phó nhiệt đới Thái Bình dương. Ưu thế khống chế
thời tiết trong thời gian này thuộc về lưỡi áp cao cực đới. Nó thiết lập một
chế độ gió mùa mùa đông khá ổn định. Những khi áp cao lục địa có cường độ mạnh
di chuyển nhanh xuống phía Nam mà ranh giới Frônt cực thâm nhập tới khoảng vĩ
tuyến 15oN (hay sâu hơn nữa) thì ở Đồng Nai trong một vài ngày có
thời tiết ít đến quang mây, nắng đẹp, gió Bắc đến Đông Bắc cấp 3 - 4, ngoài
khơi gió mạnh cấp 6 - 7 có khi tới cấp 8, nửa đêm về sáng trời se lạnh. Nhiệt
độ trung bình ngày 20 - 210 C; ẩm độ trung bình 65 - 70%, thấp nhất
xuống dưới 50%. Đây là kiểu thời tiết mát, khô.
Thời tiết mát khô chỉ duy trì trong vài ba ngày và thường
xảy ra ở tháng 12 đến tháng 1. Nhiệt độ cực tiểu trong năm xuất hiện trong thời
kỳ này.
- Thời tiết nóng
khô: Khi phía Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng của rìa áp
cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương thì hình thành một kiểu thời tiết khá ổn
định: thời tiết nóng khô. Kiểu thời tiết này thường thấy ở nửa cuối tháng 3,
đầu tháng 4. Ban ngày trời quang mây hay chỉ có ít mây cao (Ci, Cs), nắng chói
chang, từ sáng sớm đến chiều tối. Nhìn bầu trời chiều qua lớp bụi mù hồng nhạt
(mù khô) thấy mặt trời đỏ như son. Gió nhẹ hoặc lặng gió, chỉ khi màn đêm buông
xuống mới làm dịu bớt sự nóng nực.
- Thời tiết nóng
hơi ẩm: Khoảng giữa tháng 4 và đầu tháng 5, ứng với kiểu thời tiết gió Tây
khô nóng ở Bắc Trung Bộ và phía Bắc nước ta là khoảng thời gian thường xuất
hiện kiểu thời tiết nóng hơi ẩm ở Đồng Nai. Đây là hệ quả của sự tranh chấp
giữa những hoàn lưu của thời kỳ chuyển tiếp xuân - hè. Cùng với sự di chuyển
biểu kiến của mặt trời từ Nam lên Bắc đến tỉnh ta ở vị trí cao nhất trong năm,
trên lục địa Ấn - Miến xuất hiện áp thấp nóng, thì lúc đó cả phía Nam Đông
Dương chịu ảnh hưởng của phần phía Đông Nam áp thấp này. Ban đêm trời quang
mây, ngày nắng, không khí buổi trưa cảm thấy ngột ngạt, oi ả. Chiều tối xuất
hiện các khối mây phát triển theo chiều thẳng đứng (Cu, Cb), đến khi mưa rào và
dông, thời tiết trở nên mát, ẩm.
Trong tháng 4 có từ 4 - 8 ngày, tháng 5 có khoảng 3 - 5
ngày thời tiết nóng hơi ẩm. Nhiệt độ cực đại trong năm thường xuất hiện trong
các ngày này.
- Thời tiết nắng ít mưa giữa mùa mưa: Khi gió mùa Tây Nam có chiều hướng suy thoái thì áp cao
Thái Bình Dương ở Hoa Nam Trung Quốc rút về phía Đông Nam. Trong trường hợp bộ
phận cao áp khống chế biển Đông lấn vào phía lãnh thổ Việt Nam và khu vực phía
Nam thì sẽ xảy ra hiện tượng nắng nóng ít mưa hoặc không mưa kéo dài từ vài
ngày đến trên chục ngày dẫn đến hạn mà ta quen gọi là hạn bà chằn.
Thời tiết trong những ngày này thường ít mây, nắng nóng,
gió nhẹ, chiều tối có thể mưa dông nhiệt. Diện mưa hẹp. Lượng mưa ít và thường
nhỏ hơn 1/2 lượng bốc hơi khả năng cùng kỳ.
III. Cảnh quan địa hình khơi đậm tính phức hợp của khí hậu:
Vị trí khá độc đáo về mặt địa lý tự nhiên của Đồng Nai là nơi tiếp cận giữa
lục địa và biển Đông, có sự ngăn chặn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi khối núi cao
nguyên đồ sộ án ngữ vuông góc với hai hướng gió chính, tương phản giữa hai mùa
khí hậu: mùa khô gió mùa Đông Bắc, mùa mưa gió mùa Tây Nam.
III.1. Địa hình nội
tỉnh và vùng phụ cận là một đóng góp quan trọng đến diễn thế khí hậu Đồng Nai:
Sự chia cắt khí hậu thể hiện phức tạp không những khác biệt giữa khí hậu
Đồng Nai với các tỉnh lân cận mà ngay cùng trong tỉnh giữa vùng này và vùng
khác cũng có sự khác nhau đáng chú ý. Nguyên nhân chính sự chia cắt khí hậu nói
trên là do cấu trúc của địa hình. Ảnh hưởng của địa hình nổi bật nhất là tác
động nội lực đối với gió mùa, gây những đột biến trong tính chất hoàn lưu và
thời tiết. Tác dụng chặn của khối núi mà tiêu biểu là cao nguyên Lâm Viên - Di
Linh (Lâm Đồng) án ngữ luồng gió mùa mùa hạ đã gây nên hiệu ứng “mưa trước
núi”. Cho nên vùng Bắc Tân Phú mưa nhiều hơn Bảo Lộc (Lâm Đồng). Ngược lại mùa
khô làm tăng cường tính khá nóng do hiệu ứng Foehn ở phía
sau núi. Hướng gió mùa đã bị lệch so với hướng gió mùa chính thống ở tầng thấp:
mùa mưa, gió mùa Tây Nam bị uốn cong về phía Nam nên ở Đồng Nai có xu hướng
lệch Tây nhiều hơn. Mùa khô luồng gió Đông Bắc tới Đồng Nai cũng bị lệch Đông.
Cuối mùa lại là gió Đông Nam...
Vai trò địa hình không chỉ ảnh hưởng tác động trong quy mô miền mà còn biểu
hiện cả trong phạm vi hẹp, đôi khi rất cục bộ. Chẳng hạn nền nhiệt độ trung
bình ở Đồng Nai quanh năm cao song khoảng 60 - 80 ngày thời tiết dịu lại mát
(nhiệt độ trung bình ngày < 250C); Ngay cả ở ngoại vi thành phố
Biên Hòa cũng có năm thời tiết khá dịu nhưng thời gian thì ngắn hơn các nơi
khác.
Xét về mưa, ta thấy chênh lệch lượng mưa năm ở ngay địa bàn huyện đã có
những khác biệt đáng kể. Từ Nam Nhơn Trạch lên Bắc Tân Phú lượng mưa trung bình
cũng có cách biệt 1400 - 1600 mm/năm; giữa Định Quán - Tân Phú chênh lệch 400 -
700mm/năm; Long Khánh - Xuân Lộc cũng chênh từ 300 - 400mm/năm. Trong khi đó ở
các tỉnh lân cận Đồng Nai cùng khoảng cách tương tự độ chênh lệch này nhỏ hơn
nhiều.
Nhìn chung khí hậu ở nơi có địa hình sườn dốc có độ biến động cao: sườn
khuất gió hiệu ứng Foehn được phát huy (khô và nóng hơn) do mưa giảm ở sườn
khuất gió, mưa tăng ở sườn đón gió. Nơi có địa hình thung lũng thì ngày nóng,
đêm lạnh hơn những nơi địa hình bằng phẳng... Sự phân hóa giữa các vùng khí hậu
trong tỉnh còn thể hiện rõ ở các sai biệt về định lượng và biến dạng trong cấu
trúc thời tiết, trong sắc thái mùa đã nói ở trên.
III.2. Sự thay đổi
cảnh quan, mặt đệm có tác động đến diễn thế khí hậu trong những năm gần đây:
Sự xuất hiện khá nhiều các hồ chứa nước (chiếm tới 6,3% tổng diện tích đất
đai toàn tỉnh) để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và điện lực đã dẫn đến một
số hệ quả: Một là bề mặt địa hình lồi lõm
với địa vật đa dạng được thay thế bằng bề mặt bằng phẳng (mặt nước) ở trên
các độ cao khác nhau. Hai là một khối
nước lớn được thay thế cho một lớp phủ thực vật duy trì gần như cả năm đã
gây tác động đến các quá trình vật lý khí quyển như hấp thụ nhiệt, hiệu ứng bốc
hơi... Lớp phủ mặt đệm thay đổi do con người khai phá rừng tràn lan, từ lúc
rừng tự nhiên chiếm trên 40%, nay chỉ còn trên dưới 20% so với tổng diện tích
đất đai toàn tỉnh. Đến nay nhiều khu công nghiệp đang phát triển và hình thành
thì điều đáng lo ngại là các chất thải
công nghiệp như khói bụi nếu không được xử lý tốt thì môi trường bị suy thoái
sẽ dẫn đến những biến đổi thời tiết và khí hậu.
Những tác động nêu trên đã làm giảm đáng kể nền nhiệt độ trung bình trong
mùa khô, nâng nhiệt độ tối thấp lên 0,3 - 1,50C. Biên độ nhiệt bị hạ
thấp cả trong hai mùa, cùng với sự tăng lượng ẩm (mùa khô từ 3 - 4%), tăng
lượng mưa và số lần mưa nhỏ. Mấy năm gần đây ở vùng Phú Ngọc (Định Quán) và một
số nơi khác trên địa bàn Đồng Nai xuất hiện các cơn dông tố khá mạnh và đôi khi
kèm mưa đá. Có phải đây là những dấu hiệu báo trước cho chúng ta biết môi
trường ở Đồng Nai đang bị suy thoái?
Tóm lại: Khí hậu Đồng Nai là khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo khá phức hợp và không đồng nhất, có hai mùa khí
hậu tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nguyên nhân có những biến động đáng
kể của khí hậu Đồng Nai đó là do hệ quả của cơ chế hoàn lưu gió mùa và sự đóng
góp tương tác cảnh quan địa hình.