Trước đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc địa bàn huyện Tân Phú. Vườn Quốc gia Nam Cát tiên được thành lập năm 1978. Sau này, vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập trên cơ sở Vườn Nam Cát Tiên và mở rộng thêm phạm vi đến các tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước. Vườn Quốc gia Cát Tiên hiện nay có diện tích 73.878 héc ta, nằm trân địa bàn 3 tỉnh: Đồng Nai (38.100 héc ta), tỉnh Lâm Đồng (30.635 héc ta), Bình Phước (5.143 héc ta). Đây là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất trong các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Về tọa độ địa lý, vườn quốc gia Cát Tiên ở 110 20’50’’ - 110 50’20’’độ vĩ Bắc và 1070 09’05’’ - 1070 35’20’’ độ kinh đông. Phạm vi ranh giới: phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và Bình Phước, phía đông có ranh giới sông Đồng Nai giáp ranh giới tỉnh Lâm Đồng, phía nam và tây năm trong phạm vi tỉnh Đồng Nai thuộc khu vực La Ngà và Vĩnh An. Với diện tích rộng, vườn quốc gia có nhiều kiểu địa hình theo từng vùng: địa hình núi cao, sườn dốc chủ yếu ở phía bắc, sườn ít dộc phía tây nam, đồi thấp, bằng phẳng ở phía đông nam và bậc thềm sông và dạng đồi bát úp, thềm suối xen kẻ với hồ đầm. Về thủy văn, vườn Cát Tiên có sông Đồng Nai bao bọc phía bắc, phía tây và phía đông với chiều dài khoảng 90 km, sông rộng trug bình 100 mét với lưu lượng nước bình quân 405 m3 /s. Trong diện tích vườn có nhiều hệ thống suối lớn; trong phạm vi Tân Phú có các suối như: Da Louha, Da Bitt, Da Bao, Da Tapoh, Da Sameth…đều chảy ra sống Đồng Nai. Tòan bộ diện tích của vườn Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị An. Với hệ thống sông, suối, thác, ghềnh, thung lũng, bàu, đầm và cá vùng bán ngập nước trong diện tích vườn, các hệ thực vật đa dạng được bảo tồn, phát triển đã làm tăng giá trị sinh học và cảnh quan thiên nhiên của Cát Tiên. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm giữa hai vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ nên hội tụ được các luồng hệ thực vật, hệ động vất phong phú. Về danh mục thực vật của vườn Cát Tiên khu vực Tân Phú – Đồng Nai qua điều tra cho thấy: tổng số loài thực vật bậc cao là 1.366 loìa, 73 bộ, 151 họ, 638 chi chia ra các ngành thực vật, nhóm thực vật, họ cây ưu thế, loài cây quý hiếm, nguồn gien đặc hữu và cây đặc hữu bản địa. Về động vật của vườn quốc gia Cát Tiên có những nét dặc trưng của hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên. Trong đó, hệ động vật khá đa dạng: bộ móng guốc có 6 loài chiếm ưu thế, nhiều đại diện của họ Bò, chim có 326 loài thuộc 62 họ của 18 bộ (nhiều loại chim quý hiến, đặc hữu…), thú bò sát gồm 37 loài thuộc 18 họ và phân họ mà trong đó có 3 bộ có 16 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thú gồm 77 loài thuộc 28 họ, nhiều loại thú quý hiếm như Bò Banten, Bò Gaur, hổ, gấu chó, gấu ngựa, voi, bào hoa mai, báo lửa, chó sói, voọc, sóc bay lớn…đặc biệt, có quần thể nhỏ loài tê giác Việt Nam với số lượng 7 đến 8 cá thể - là loài phụ của tê giác Java, đặc hữu và quý hiếm của thế giới. Về cá có trên 71 loài thuộc 21 họ với một số loại có giá trị kinh tế cao như cá lăng bò, cá rồng… Vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO liệt vào danh mục Khu dự trữ sinh quyển thứ 411 trên thế giới vào năm 2001. Rừng Cát Tiên được xem như một bảo tàng thiên nhiên sống động. Trong diện tích vườn Cát Tiên còn ẩn chứa một số di tích của một thời lịch sử cách đây hàng mấy thế kỷ với hệ thống tháp, đền đài độc đáo. Vùng đệm của vước Cát Tiên có 32 xã, thị trấn thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đác Lắc; trong đó có nhiều vùng của ddngười dân tộc thiểu số Mạ, Chơro, Kơho, S’tiêng…Hiện nay, vườn Cát Tiên là một trong những địa điểm thu hút du khách tham quan với các tuor du lịch sinh thái độc đáo. Ngoài tính đa dạng sinh học cao, Vườn Quốc gia Cát Tiên còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên chảy qua nhiều địa hình tạo nên những thác nước hùng vĩ như thác Trời, thác Dựng, thác Bến Cự, thác Mỏ Vẹt. Du khách đến vườn Quốc gia Cát Tiên có thể lựa chọn trong số 14 tuyến tham quan và mỗi tuyến du lịch đều có những nét độc đáo riêng: thú, xem các loại cây gỗ lớn, đến thăm bản làng người Mạ. |