Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đồng Nai nằm trên lưu vực sông Đồng Nai và một nhánh của nó là sông La Ngà, có sông Lá Buông chảy qua, có nhà máy thủy điện Trị An... Địa hình Đồng Nai gồm một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp, tuy nhiên phần đất tiếp giáp với cao nguyên Lâm Viên và Di Linh thì tương đối cao. Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất bazan, đất xám và đất phù sa cũ rất tốt cho việc trồng trọt. Bởi vậy Đồng Nai trồng nhiều cây công nghiệp (cây cao su, cà phê...), cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày.
Khí hậu: có 2 mùa - mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 25,4ºC - 27,2ºC. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của khu vực miền Nam, chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh thành phố Biên Hoà có khu công nghiệp rộng lớn, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty. Đồng Nai có nhiều nghề thủ công. Đồ gốm sứ Đồng Nai đẹp có tiếng trong nước. Đồng Nai có những rừng cao su, cà phê bạt ngàn, có rừng cấm Cát Tiên, một khu rừng nguyên sinh rộng lớn.
Dân tộc, tôn giáo Đồng Nai có nhiều dân tộc sinh sống, phần lớn là người Việt. Ngoài ra có người Hoa, Xtiêng, Chơ Ro, Chăm, Mạ... Đồng Nai có một truyền thống dân gian khá phong phú, đặc biệt là văn hóa của đồng bào dân tộc ít người. Tôn giáo chủ yếu ở Đồng Nai là Phật giáo và Công giáo. Ngoài ra, một số ít người theo đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, Hòa Hảo.
Giao thông ![]() Thành phố Biên Hòa cách Tp. Hồ Chí Minh 30km, cách Hà Nội 1.684km theo đường quốc lộ 1A, cách Đà Lạt (Lâm Đồng) 278km theo quốc lộ 20, cách Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) 95km theo quốc lộ 51, cách Cần Thơ 198km. Đường sắt tuyến Bắc - Nam đi từ Hà Nội qua thành phố Biên Hòa đến Tp. Hồ Chí Minh (Bài viết của Tổng cục Du lịch Việt Nam - Ảnh minh họa của Phạm Hoài Nhân) |
Địa lý & Dân cư >