Lịch sử và giai thoại đất Đồng Nai

Bài mới

  • Cái giếng cổ ở Lò Heo - chuyện ngày xưa về quán Lẩu tôm Năm Ri Anh Bùi Thuận là dân sống lâu năm ở Biên Hòa nên biết nhiều chuyện hay ở đây thuở xa xưa. Rất may là anh có dịp kể lại đây ...
    Được đăng 17:21 20 thg 2, 2021 bởi Pham Hoai Nhan
  • Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều-Siêu Bạch &Tổ đình Quốc Ân Kim Cang ở Đồng Nai Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là ngôi chùa cổ do Tổ sư Nguyên Thiều húy Siêu Bạch khai sơn cách đây hơn 300 năm vào thế kỷ XVII, năm ...
    Được đăng 06:53 23 thg 3, 2019 bởi Pham Hoai Nhan
  • Lâm Trung Trại và những anh hùng “thủy hử” đất Đồng Nai Lâm Trung Trại và những anh hùng “thủy hử” đất Đồng NaiLâm Trung Trại được hình thành từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Đồng Nai. Thời ...
    Được đăng 00:30 15 thg 1, 2019 bởi Pham Hoai Nhan
  • Bí ẩn bức tượng 'ông Phật đen' ở Quan Âm tu viện Biên Hòa Người ta gọi bức tượng Địa tạng vương bồ tát đặt trong khuôn viên Quan Âm tu viện (tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu ...
    Được đăng 17:31 3 thg 4, 2018 bởi Pham Hoai Nhan
  • Kỳ lạ ngôi miếu thờ ‘bà’ rắn ở Đồng Nai Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ được nhân dân xây dựng để thờ thần rắn, theo tục thờ rắn của ...
    Được đăng 04:09 3 thg 12, 2015 bởi Pham Hoai Nhan
  • Kỳ lạ dân lập miếu thờ bà 'mụ vườn' Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ mang tên miếu Bà Mụ. Thật kỳ lạ, ngôi miếu cổ này ...
    Được đăng 01:51 29 thg 7, 2015 bởi Pham Hoai Nhan
  • Lạ kỳ ngôi miếu dân lập thờ 'bà bóng' cô Hiên Trên tỉnh lộ 768, đoạn đi qua ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) có một ngôi miếu cổ tên “miếu bà Cô” nằm hướng mặt ...
    Được đăng 01:34 29 thg 7, 2015 bởi Pham Hoai Nhan
  • Linh thiêng khu cổ mộ Thượng đẳng thần Trần Thượng Xuyên Trần Thượng Xuyên (1655–1720), quê quán tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nguyên là tổng binh nhà Minh. Vì không quy phục triều đình Mãn Thanh nên ông cùng đoàn ...
    Được đăng 02:10 23 thg 7, 2015 bởi Pham Hoai Nhan
  • Bí ẩn Cù lao ‘biến mất’ trên sông Đồng Nai Ngoài Cù Lao Phố đã rất nổi tiếng, thì trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua Biên Hòa, có một cù lao nhỏ mang tên Cồn Gáo mà nhiều người ...
    Được đăng 01:35 23 thg 7, 2015 bởi Pham Hoai Nhan
  • Núi Châu Thới, suối Lồ Ồ: Một thời chiến địa Núi Châu Thới nằm cách trung tâm TP. Biên Hòa khoảng 5 km, có thể nhìn thấy khi ngồi uống cafe ở bất kỳ quán cafe nào bên bờ sông ...
    Được đăng 08:48 7 thg 10, 2014 bởi Pham Hoai Nhan
Hiển thị bài đăng 1 - 10trong tổng số 24. Xem nội dung khác »

Bài trong mục này


Cái giếng cổ ở Lò Heo - chuyện ngày xưa về quán Lẩu tôm Năm Ri

đăng 02:10 12 thg 8, 2020 bởi Pham Hoai Nhan   [ đã cập nhật 17:21 20 thg 2, 2021 ]

Anh Bùi Thuận là dân sống lâu năm ở Biên Hòa nên biết nhiều chuyện hay ở đây thuở xa xưa. Rất may là anh có dịp kể lại đây đó những câu chuyện ấy qua những bài báo, quyển sách đã phát hành cho đám hậu sinh như tui và các bạn cùng biết. Từng mảnh vụn trong những câu chuyện kể của anh có thể thành một câu chuyện riêng thú vị. Thí dụ như câu chuyện về quán Lẩu tôm Năm Ri mà tui mạn phép trích ra ở đây.


Quán Lẩu tôm Năm Ri nằm cạnh ngôi chùa Bửu Sơn, cũng rất nổi tiếng


Câu chuyện này là cắt một miếng trong bài viết về ông Lương văn Lựu - tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên - và bài này lại là cắt một phần trong bộ sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai gồm nhiều tập do anh Bùi Thuận biên soạn.


Ghi chú: Do bài trích cắt ngang hông nên xin chú thích thêm một chút: ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.


Cái giếng cổ ở Lò Heo


Ông Hai Quan còn cho biết một câu chuyện khá dặc biệt về thầy Tư Lựu mà đến giờ nhiều người ở xóm Lò Heo (nay thuộc khu phố 2, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa) còn nhớ và nhắc hoài. Đó là chuyện anh Năm Ri (hiện là chủ một hệ thống nhiều quán lẩu tôm rất nổi tiếng) từ vùng kinh tế mới dắt vợ con lếch thếch về lại Biên Hòa xin ở đậu bên mé nhà của ông Hai xích lô trong xóm lưới cạnh bờ sông Đồng Nai. Trong lúc anh em bè bạn cùng thất nghiệp ở xóm Lò Heo xúm vô phụ với Năm Ri sửa lại góc nhà lụp xụp cho vợ con anh tạm trú, thì thấy dưới nền nhà có mấy viên đá cũ có hình dáng lạ mắt. Tò mò, Hai Quan lấy một viên đá mang đến "báo cáo" với thấy Tư Lựu.

Sau một hồi ngắm nghía viên đá lạ, thầy Tư dẫn giải: Đây là đá xây giếng của người Chăm. Theo tài liệu mà tôi nghiên cứu được thì khu vực Lò Heo - Cây Chàm mà mình đang ở đây có 2 cái giếng cổ của người Chăm: một ở dưới xóm chài sát bờ Sông Đồng Nai, một cái nằm ở khu vực Hoa Lư. Ai làm chủ cái giếng cổ và chịu khó cúng kiếng thì làm ăn phát đạt, tài lộc vô như nước! Chú em nên khuyên bảo người anh em đang cai quản cái giếng nên coi sóc chu đáo, thế nào sau này cũng giàu có.

Nghe Hai Quan nói lại, ai cũng cười ngất. Năm Ri đang thất nghiệp, không có chỗ ở, phải nương nhờ nhà người quen, vợ ra chợ Biên Hòa phụ việc cho vựa cá để kiếm tiền nuôi chồng con thì ngóc đầu lên đã không muốn nổi rồi, nói gì đến chuyện giàu có.

Nhưng thật không ngờ, từ những con tôm ế, thừa sau buổi chợ được vợ Năm Ri mang về làm món nhậu cho chồng cùng mấy người bạn "quá rảnh" (vi không có việc làm trong giai đoạn đất nước vừa thống nhất, đang còn khó khăn) trở nên nổi tiếng đến mức con hẻm Mạch Nha sâu hoắm dẫn vào nhà Năm Ri trở thành hẻm mang danh hiệu “Lẩu tôm Năm Ri". Ban đầu, bạn bè, khách khứa kéo đến ngồi bệt dưới đất nhậu ké, sau đó trả tiền để mua sắm bàn ghế, bia rượu. Từ người ở nhờ bên mái, chỉ một thời gian sau Năm Ri trở thành chủ toàn bộ ngôi nhà và cả khu đất rộng lớn. Thương hiệu “Lẩu tôm Năm Ri" vang xa. Từ một quán Năm Ri đầu tiên, nơi có cái giếng cổ, ngày nào cũng đông khách, thêm mấy quán Năm Ri nữa ra đời. Nghe đâu chuyện đếm tiền hàng đêm khá là vất vả.


Bên trong quán Lẩu tôm Năm Ri hiện nay, "cái giếng cổ" ngày xưa.


"Những con tôm ế" ngày xưa, giờ hấp dẫn thế này


Ông Hai Quan cho rằng việc giếng cổ Chăm linh thiêng hay không thì thực hư khó biết, nhưng lời tiên đoán của thấy Tự Lựu về sự thịnh vượng của chủ quán Năm Ri quả không sai. Chỉ một chuyện mất thấy tai nghe này, ông Hai Quan đã phục sát đất “thấy Tư" Lương Văn Lựu.


Bùi Thuận

(Trích trong Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai - Tập 2)

Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều-Siêu Bạch &Tổ đình Quốc Ân Kim Cang ở Đồng Nai

đăng 06:53 23 thg 3, 2019 bởi Pham Hoai Nhan

Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là ngôi chùa cổ do Tổ sư Nguyên Thiều húy Siêu Bạch khai sơn cách đây hơn 300 năm vào thế kỷ XVII, năm Chánh Hòa thứ 19 (1698) đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, tọa lạc ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, dinh Trấn Biên. Ngày nay thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 


Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ. 

1. Bảo tháp của Tổ Sư Nguyên Thiều húy Siêu Bạch: 

Theo năm tháng bảo tháp tuy bị xuống cấp nhưng vẫn còn dáng vẻ uy nghi và đồ sộ với: 
  • Mộ bia: bằng đá xanh. Trên mặt bia có khắc 3 hàng chữ Nho, phiên âm như sau: * Hàng chính giữa: Quốc Ân Kim Cang đường thượng, tam thập tam thế, húy Siêu Bạch Quán Bích Hòa thượng Tổ sư chi tháp; * Hai hàng hai bên: Phổ Quang tự Yết ma Chủ hương; - Hội Khánh tự Giáo thọ Thiền chủ lập thạch; - Sắc tứ Từ Ân tự Hòa thượng Pháp sư; Chứng minh lịnh - Long Thạnh tự Hòa thượng; - Đức Sơn tự Hòa thượng; - Hưng Long tự Hòa thượng; Chư sơn đồng tạo.
  • Tháp Tổ: hình lục giác cao ba tầng, chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh tháp là 5,2m. Tháp dựng trên nền xây đá xanh hình chữ nhật, ngang 3m, dài 4m, cao 0,8m… - Mặt trước là bia tháp: khắc nổi trên ô dước với 3 hàng chữ Nho, gồm: dòng giữa ghi: Quốc Ân Kim Cang đường thượng, tam thập tam thế, húy Siêu Bạch Quán Bích Tổ sư chi tháp; dòng bên mặt ghi: Tuế tại Kỷ Dậu niên, mạnh Thu, cát nhựt, hiệp chư sơn thiền đức đồng tái tạo; dòng bên trái ghi: Thập ngoạt, thập cửu nhựt viên tịch.

HT.Thích Minh Chánh bên cạnh bảo tháp Tổ sư


2. Tháp Phổ Đồng

Tương truyền đây là tháp của công chúa Ngọc Vạn, con của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, bà là vợ vua Chân Lạp Chey Chetta II, là người có công hộ trì Phật pháp và ủng hộ việc xây dựng Tổ đình Quốc Ân Kim Cang lúc bấy giờ. 

Sau khi chùa bị giặc Pháp đốt và lấy đi nhiều bảo tượng quý và đại hồng chung, một số cổ vật còn lại được chư Tăng chuyển về tôn trí ở Kim Long cổ tự gồm: - Tượng Đức Chuẩn Đề bằng đồng; - Long vị của Đại lão Hòa thượng Minh Vật-Nhất Tri là vị trụ trì kế tiếp Tổ sư ở Tổ đình Quốc Ân Kim Cang, viên tịch ngày 10-10 năm Bính Ngọ (1786); - Tiểu hồng chung trên có khắc chữ “Kim Cang tự”; - Thánh tượng Địa Tạng Vương Bồ tát cỡi con đề thính bằng gỗ. 

Bảo tháp của Tổ sư và Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là một di tích lịch sử Phật giáo rất quan trọng, đánh dấu công lao to lớn của Tổ sư hoằng hóa ở đất phương Nam nhưng từ lâu bị bỏ hoang phế… Hữu duyên thay cho hàng hậu học, năm 1988, TT.Thích Minh Lượng, trụ trì Kim Long cổ tự được nhân dân phát hoang báo tin có tháp cổ của chùa, ngay sau đó thầy cùng chư Tăng đến dọn dẹp, cạo mối, chùi rửa và nhà nghiên cứu Nguyễn Hiền Đức, tác giả quyển Lịch sử Phật giáo Đàng Trong đã đến sưu tầm cùng quý cụ đồ nho giúp đọc văn bia, mới phát hiện là bảo tháp của Tổ sư… Kế đó được cố Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Thành, Phó Pháp chủ, nguyên Trưởng ban Trị sự THPG Đồng Nai, làm lễ chứng minh, nguyện hương cho công cuộc trùng tu ngôi bảo tháp của Tổ sư. 

Và mãi cho đến 20 năm sau, HT. Thích Minh Chánh, Thành viên HĐCM GHPGVN, Trưởng ban Trị sự THPG Đồng Nai, trụ trì chùa Giác Minh mới đủ túc duyên phát nguyện xây dựng và trùng tu ngôi Tổ đình. Nhân đây, Hòa thượng Trưởng ban và Ban Kiến thiết Tổ đình xin tán thán công đức của chư tôn giáo phẩm, chính quyền địa phương đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đền bù, cấp phép xây dựng trùng tu và hai Phật tử Tâm Lộc và Diệu Hương đã phát tâm cúng dường tài thí (số tiền hơn 1,1 tỷ đồng) để đền bù giải tỏa trên khuôn viên chùa có được 4.609 m2. 

Ngày 19-10 Mậu Tý (16-11-2008), tại bảo tháp Tổ sư và trên nền chùa xưa, Ban Trị sự THPG Đồng Nai hân hoan cung đón chư vị tôn đức giáo phẩm và chính quyền địa phương cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử trong vùng đến dự lễ húy kỵ Tổ sư khai sơn và lễ đặt đá trùng tu Tổ đình Quốc Ân Kim Cang…

Bài, ảnh: PHÁP TUỆ

Lâm Trung Trại và những anh hùng “thủy hử” đất Đồng Nai

đăng 20:48 14 thg 1, 2019 bởi Pham Hoai Nhan   [ đã cập nhật 00:30 15 thg 1, 2019 ]


Lâm Trung Trại và những anh hùng “thủy hử” đất Đồng Nai


Lâm Trung Trại được hình thành từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Đồng Nai. Thời ấy, người dân nơi đây tự hào ví hội này như Lương Sơn Bạc của Việt Nam.

Chọn Gò Mọi làm căn cứ, duy trì hoạt động, Lâm Trung Trại một thời từng khiến thực dân Pháp khuynh đảo. Tuy nhiên, cho đến nay, còn ít tài liệu đề cập đến nguồn gốc và sự hình thành hội kín anh hùng này. 


Anh hùng Lương Sơn Bạc đất Biên Hòa 

Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (năm 1884), giai cấp phong kiến lúc bấy giờ tiếp tục ra lệnh bãi binh trên toàn quốc. Nhưng chính sách trên không ngăn cản được lòng yêu nước căm thù giặc của những người yêu nước. Các phong trào yêu nước vẫn tiếp tục phát triển một cách bí mật. Dù đấu tranh kiên cường và gặt hái một số thành công nhưng các phong trào trên đều bị thất bại. Và sự thất bại đã đẩy các phong trào yêu nước vào những hội kín được gọi là Thiên Địa hội. 

Theo các tài liệu lịch sử, Thiên Địa hội vốn xuất phát từ Bạch Liên Giáo của Trung Quốc vào thời kỳ Mãn Thanh. Trong nội bộ giáo phái này, có nhiều chi phái mượn màu sắc tôn giáo, lợi dụng sự mê tín của Hán tộc với mục đích khuynh đảo nhà Thanh. Thiên Địa hội bắt đầu "vượt biên" vào nước ta từ đầu thế kỷ XIX do Hà Hỉ Văn đứng đầu. Người này tiếp tục nuôi chí phản Thanh, phục Minh. 

Tuy nhiên, sự tuyên truyền của Thiên Địa hội tại Việt Nam bị ngăn cấm rất khắt khe. Thời Pháp thuộc, thực dân đế quốc mạnh tay trong việc ngăn chặn sự phát triển của các hội kín. Rồi, Thiên Địa hội dần lui vào quên lãng. Tuy nhiên, sau này, lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm của những chí sĩ yêu nước lại vùng dậy. Họ hoạt động chống giặc theo kiểu Thiên Địa hội. 

Trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đất Đồng Nai xưa cũng hưởng ứng phong trào yêu nước của Thiên Địa hội dưới một tổ chức có tên Lâm Trung Trại. Kể lại chuyện của những anh hùng thời loạn, các bậc cao niên ngụ quanh khu vực chùa Bửu Hưng cho biết, Lâm Trung Trại là nơi tập trung của những bậc anh hùng, hảo hán thời loạn lạc. Các bậc cao niên cũng chỉ được nghe ông cha kể về họ như một huyền thoại về các anh hùng Lương Sơn Bạc bên Tàu. 

Theo các tài liệu lịch sử, Lâm Trung Trại là nơi tụ nghĩa của các bậc anh hùng, ái quốc. Tác giả Lương Văn Lựu trong tác phẩm Biên Hòa lược sử đã viết: "Dân Biên Hòa cũng hưởng ứng phong trào chống Pháp của Thiên Địa hội. Rất nhiều các tay anh chị, hảo hán ở nông thôn, võ nghệ tinh thông, đầy lòng hào hiệp, không nặng tình cảm gia đình kết hợp nhau thành một đảng lấy hiệu danh riêng là Lâm Trung Trại". 

Cũng theo tài liệu, Lâm Trung Trại chọn núi Gò Mọi thuộc xã Đại An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nơi có địa hình hiểm trở, dễ thủ khó công làm căn cứ. Hơn thế, sinh sống tại Gò Mọi chỉ toàn những dân tộc thiểu số nên giặc Pháp không để ý. Đây được coi là một căn cứ lí tưởng. Về công có thể dùng thủy binh theo ngọn Rạch Đông ra Biên Hòa, thủ có thể dựa vào rừng núi theo thế ỷ dốc. 


Ngọn Rạch Đông, có tính chất như một tuyến giao thông huyết mạch của Lâm Trung Trại. 


Thành phần đứng đầu của nghĩa quân được tuyển chọn theo tiêu chuẩn: Uy tín, đức độ tài năng, võ thuật và văn hóa. Ban đầu, đứng ra sáng lập Lâm Trung Trại có 18 vị được người dân xưng tụng là "anh hùng" gồm: Năm Hi, Ba Hổ, Ba Hầu, Hai Lựu, Bảy Đen, Sáu Huyền, Ba Vạn, Hai Danh, Bảy Phát, Tám Tâm, Hai Mạnh, Ba Thứ, Năm Thanh, Ba Nghi, Tư Rùa, Hai Sở, Mười Lợi, Hai Cầm. Ông Năm Hi được chọn làm lãnh đạo trại, dưới trướng là gồm 9 thành viên đều là những anh hùng, hảo hán lừng danh một cõi. 

Theo tác giả Lương Văn Lựu, ngoài tài võ nghệ, văn chương hơn đời, Năm Hi còn giỏi về thuật số, chiêm tinh. Với những thành tích trên, Năm Hi được tín nhiệm ngồi ghế đầu lĩnh Lâm Trung Trại. Dưới trướng của ông có Ba Hầu, nổi tiếng can trường vì căm phẫn sự áp bức của thực dân Pháp đã từ giã gia đình, từ chức Hương hào, gia nhập trại Lâm Trung bằng câu nói bất hủ: "Ta sinh vi tướng, tử vi thần". 

Một nhân vật khác được ví như Võ Tòng của Lâm Trung Trại là Tư Hổ. Người này được ghi nhận là một tay kiếm cung bậc nhất thời bấy giờ. Được biết, Tư Hổ chính là đệ tử trân truyền của Võ sư Chung, một đạo sĩ được dân chúng suy tôn là Phật sống trên núi Gò Mọi. Người xưa còn truyền lại sự kiện khiến ai cũng phải thán phục. Ngày ấy, một mình Tư Hổ vượt tường lẻn vào nhà làng Tân Trạch (nơi lính Pháp giam giữ thanh niên Biên Hòa làm lính đánh thuê trong thế chiến thứ 2) kết liễu tên Việt gian khét tiếng với tuyệt kỹ Tỏa hầu cầm nã thủ (một tuyệt kỹ võ công dùng 3 ngón tay bóp đứt cuống họng đối thủ), giải thoát nhiều thanh niên bị giam hãm. 

Những ám hiệu bí mật 


Trong sự bố ráp nghiêm ngặt của thực dân Pháp, Lâm Trung Trại phải duy trì hoạt động bí mật bằng hệ thống ám hiệu, mật khẩu khác nhau, chủ yếu theo cách của Thiên Địa hội trước kia. Đó là thông qua hệ thống khẩu hiệu bằng thể ca dao. Các mật khẩu này chỉ được phổ biến trong nội bộ thành viên trại. 

Ngoài ra, để tiếp xúc với các thành viên của trại ẩn thân trong làng, ấp, họ còn dùng mật hiệu là cây dù vải cán có hình móc câu. Đây là vật bất ly thân đối với người đàn ông thời bấy giờ. Chính sự phổ biến của những mật khẩu trên đã đánh lạc hướng, qua mặt được bọn tay sai, giặc cướp nước. "Khách đến nhà tùy cách móc dù trên cánh cửa mà chủ nhà nhận ra "đồng chí" và biết rõ ý hướng của mỗi người", tài liệu của Lương Văn Lựu có nhắc đến vấn đề này. 

Theo đó, nếu chiếc dù được móc bên trái cửa sẽ báo hiệu khách chính là thành viên của trại. Chiếc dù được móc bên phải so với cửa chính cũng là mật hiệu cho biết khách đang có việc cơ mật cần bàn, báo hiệu chủ nhà phải nhanh chuẩn bị địa điểm, thời gian để họp bàn. Hay móc cán dù xoay trở ra ngoài cửa, báo hiệu khách chỉ ghé qua và không có việc cơ mật. Ngược lại, nếu cán dù được quay móc câu vào trong nhà, báo hiệu khách cần lưu lại nhà hoạt động lâu dài. Gia chủ cần đảm bảo mọi mặt từ an ninh đến việc tổ chức liên lạc, hoạt động bí mật trong địa phương. 

Ngoài ra, cách hóa trang cũng là mật hiệu quen thuộc của các thành viên. Nếu các thành viên xắn quần ống thấp ống cao tức là giặc đã phát hiện căn cứ. Chúng chuẩn bị bố ráp, căn cứ cần phải nhanh chóng di chuyển. Việc phơi, treo đồ, khăn, vải có màu đỏ trước nhà cũng được xem như dấu hiệu của việc trong khu vực hoạt động sắp có giặc hành quân, có tay sai giặc ẩn mình... 

Theo lời kể của nhiều bậc cao niên tại đây, Lâm Trung Trại còn sử dụng nhiều hệ thống ám, mật hiệu, mật mã khác nữa. Nhưng vì điều kiện sử dụng bí mật nên chỉ những người quan trọng mới được biết. Hơn nữa thời gian quá lâu nên những mật hiệu kia gần như đã không còn ai nhớ. Hiện chỉ còn vài người nhớ được ít mật hiệu dưới dạng những bài ca dao, vè như: "Quần xắn ống thấp ống cao. Bộ đi vội vã, có tàu của Tây" hay "Dù máng bên tả - Đảng viên. Đi việc cơ mật nói riêng chủ nhà",... 

Theo lời kể của người cao tuổi thì lúc mới thành lập, vũ khí trong trại hết sức thô sơ, lạc hậu. Họ chủ yếu sử dụng các loại đao kiếm, cung tên, giáo mác. Về sau, theo chủ trương hiện đại hóa vũ khí của đầu lĩnh Năm Hi, trại cũng trang bị được một số súng, thậm chí có những loại súng hiện đại từ tay thực dân Pháp. 

Cụ Huỳnh Hoàng Tín, 78 tuổi ngụ phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa kể: "Tôi nghe những người đi trước kể rằng để có súng tốt, các thành viên trong Lâm Trung Trại đã trà trộn vào dân ấp, mở quán nước, quán chè, quán cháo rồi cho những cô gái đẹp đứng bán. Đó chính là mỹ nhân kế của trại. Phần lớn số súng của trại đều được trại đoạt lấy khi các cô gái tri hô trước sự "háo sắc" của bọn giặc. Số khác, Lâm Trung Trại tìm cách lén mua lại từ kho vũ khí của giặc qua những tên quản kho háo sắc, háo vàng". 

Được tôn vinh là những anh hùng, hào kiệt, mang trên vai trọng trách cứu nước, tổ chức Lâm Trung Trại được người dân nhiệt tình ủng hộ. Không bao lâu sau, số thành viên trong trại nhanh chóng tăng vọt. Số người về tụ nghĩa không ngừng nhân rộng. Từ đây, Lâm Trung Trại bắt đầu định hướng cho mình trên con đường cứu nước còn quá nhiều chông gai. 

"Lò luyện"tinh thần yêu nước 


Vì là nơi tụ nghĩa của những hào kiệt có khí phách và tinh thông võ nghệ với mục đích thoát khỏi xiềng xích nô lệ, Lâm Trung Trại từng được người dân xứ Biên Hòa xưa xem như Lương Sơn Bạc của đất Đồng Nai. Dẫu đấu tranh một cách tự giác, tự phát bằng những trang bị thô sơ, Lâm Trung Trại cũng là nơi vực dậy tinh thần quật cường, lòng yêu nước, kiên quyết đấu tranh đòi quyền tự do của người dân Đồng Nai. 

Hà Nguyễn - Ngọc Lài 

Những trận đánh bi hùng của các hảo hán Lâm Trung Trại

Phần này trên Người đưa tin chưa được tìm thấy

Giây phút cuối và nấm mồ chung của 9 vị anh hùng

Trước âm mưu thâm hiểm của giặc và bè lũ tay sai bán nước, những anh hùng Lâm Trung Trại một phút sa chân đã rơi vào tay giặc. Chúng giết 9 vị anh hùng rồi chôn chung họ trong một huyệt lớn tại gốc cây Gõ Cụt nơi Dốc Sỏi.


Anh hùng thất thế 


Thất bại trước mục tiêu tấn công thành Sơn Đá, Lâm Trung trại bị thực dân Pháp bố ráp, vây bắt, truy kích không ngừng. Mục tiêu của bọn chúng là muốn một mẻ bắt sạch "những con cá to" trong Lâm Trung Trại để làm gương cho những cá nhân, tổ chức yêu nước người Việt. 

Trước tình hình nguy cấp, Lâm Trung Trại đã quyết định tạm giải tán để đảm bảo sự an toàn cho các thành viên. Theo đó, Năm Hi chủ trương cho nghĩa quân tiêu hủy hết vũ khí, đạn dược để các thành viên ngụy trang thành người tha hương đến chốn này. Hơn nữa, Năm Hi làm vậy để tránh việc số vũ khí trên lọt vào tay giặc khi căn cứ Gò Mọi thất thủ. Lợi dụng lúc nửa đêm, nghĩa quân bí mật vận chuyển số vũ khí trên đổ hết xuống lòng sông Đồng Nai đỏ ngầu phù sa. Vị trí đổ số vũ khí trên cũng được giữ bí mật tuyệt đối. Sau lần tụ họp cuối cùng đó, những đầu lĩnh của Lâm Trung Trại chia tay nhau, tiêu tán mỗi người một ngả. 


Khu vực Dốc Sỏi, nơi diễn ra buổi hành quyết 9 anh hùng Lâm Trung Trại. 


Để che mắt giặc, những anh hùng này ngụy trang với nhiều nghề khác nhau. Tuy nhiên, trước sự truy nã tàn khốc cùng những âm mưu thâm độc và sự chỉ điểm của bè lũ tay sai, lần lượt các anh hùng đều rơi vào tay giặc. Trong đó, 8 vị đứng đầu Lâm Trung Trại bị giặc bắt bao gồm: Năm Hi, Hai Lựu, Lào Lẹt, Hai Sở, Ba Vạn, Bảy Phát, Hai Danh, Ba Hầu. Cuối tháng 3 năm đó, các thành viên trên và hai anh em được mệnh danh là "song hùng" Mười Tiết, Mười Sót bị đưa ra trước tòa Áo Đỏ (Đại hình của Pháp) với tội danh "phiến loạn, cướp của, giết người". 

Phiên tòa diễn ra một cách chóng vánh. Tất cả các anh hùng nằm trong nhóm lãnh đạo Lâm Trung Trại đều bị kết án tử hình. Năm Hi, Ba Hầu, Hai Lựu, Hai Sở, Lào Lẹt, Bảy Phát, Bếp Đầy, Mười Tiết, Mười Sót nằm trong danh sách bị xử tội chết. Còn lãnh án 20 năm khổ sai, lưu đày Côn Đảo có Tư Hổ, Ba Vạn. Bản án được ấn định và thi hành một cách nhanh chóng và gấp rút. Sau khi nghe tin dữ, người dân, tàn quân của Lâm Trung Trại cũng tổ chức nhiều cuộc phản đối nhưng đều bị bọn cướp nước dìm trong máu lửa. 

Vào một buổi xế chiều, người dân xóm Dốc Sỏi (thôn Bình Thành nay thuộc phường Quang Vinh, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) thấy viên quan Pháp dẫn đầu đoàn lính vác súng trên vai và mấy người mặc áo xanh khiêng nhiều cột gỗ, cuốc xẻng kéo đến vùng Gò Mô (trước cổng sân bay Biên Hòa ngày nay). 

Tại đây, tên vệ úy đứng lên gò đất cao quan sát như đang tìm địa thế. Ít phút sau, tên này lệnh cho đám lính bắt phạm nhân phát quang bụi rậm thành một khoảng đất trống hơn 250m2. Sau khi đám tội án hoàn thành công việc, đám lính mã tà lại gí họng súng vào lưng, lệnh cho họ đào chín lỗ sâu trồng chín cây cột gỗ dựng thành hai hàng ngang. 

Sự việc trên khiến không ít người dân tò mò xúm quanh. Nhiều người bàn tán rằng, Pháp lại cho dựng chốt, đóng quân nơi đây. Người thì cho rằng rất có thể giặc mở đường đi Bến Cá (Bình Dương) và đang đánh dấu làm mốc. Tuy nhiên, không một ai trong số họ biết được rằng, 9 cây cột kia chính là nơi kết liễu 9 vị anh hùng Lâm Trung Trại mà bấy lâu họ ngưỡng mộ. 

Những lời trăng trối oai hùng 

Sáng hôm sau, trời vừa hửng sáng, dân trong vùng bị đánh thức bởi tiếng xe ô tô gầm rú tại khu vực Gò Mô. Dân trong vùng hiếu kỳ pha chút lo lắng khi thấy cảnh lính nai nịt gọn gàng, tay bồng súng trước ngực, đứng thành hai hàng thẳng tắp. Sau ít phút, một chiếc xe được bọc kín bằng vải dù xanh đỗ lại. Từ cửa sau, người dân trông thấy rõ mồn một 9 tội nhân mặt mày hốc hác, xanh xao, tay bị còng, chân đeo xiềng xích xuống xe. Bước khỏi xe, 9 tội nhân bị đám lính ép đi theo một hàng thẳng. 

Theo lời kể của nhiều bậc lão niên thì sau khi lính đã sắp tội phạm đâu vào đấy thì xuất hiện ông Đỗ Hữu Trí, giữ chức Biện lý và một cha đạo. Đến lúc này, người dân nơi Dốc Sỏi mới nhận ra đây là cuộc xử bắn những anh hùng Lâm Trung Trại. Tin tức nhanh chóng lan rộng, người dân kéo đến ngày một đông. Tuy nhiên, họ bị đám lính đẩy ra xa pháp trường. 


Khu vực Gò Mô. 


Sau đó, 9 tội nhân bị giải đến 9 cột gỗ đã dựng sẵn, có đám lính giương súng đứng trấn giữ bốn bên. Ít phút sau, Đỗ Hữu Trí bước lên phía trước đọc bản án cho 9 tội nhân. Vừa dứt lời, bọn lính trói quặt tay 9 vị anh hùng Lâm Trung Trại ra sau cột gỗ. "Lúc bấy giờ, trời đã sáng hẳn. Sắc diện các tử tội đều thấy biến đổi, trông như đã mất thần. Duy chỉ có Ba Hầu, Hai Sở vẫn giữ được nét thản nhiên với gương mặt còn tươi tỉnh", trong tác phẩm Biên Hùng lược sử của Lương Văn Lựu có ghi lại như vậy. 

Sau đó, viên quan Pháp cho 20 lính đứng đối mặt với tử tội cách xa hơn 20m. Như một ân huệ cuối, Biện lý Đỗ Hữu Trí cho phép tử tội được nói lời trăng trối với người thân. Và chính giây phút ấy đã đi vào lịch sử Biên Hòa khi tinh thần, khí tiết hùng dũng của những bậc anh hùng đã hòa vào hồn thiêng của xứ này và được lưu truyền mãi mãi. Được biết, ông Ba Hầu là người đầu tiên lên tiếng. 

Theo Biên Hòa sử lược, ông Ba Hầu hỏi xem có vợ con của mình có ở đây không. Sau đó, vị anh hùng này hùng dũng nói to: "Ta sinh ra làm tướng, chết làm thần. Bà con ở lại mạnh giỏi". Tiếp sau đó, Hai Sở hiên ngang thách thức: "Cứ bắn ta đi. Sở này không sợ đâu. Cái chết, ta thị như quy tân gia (xem như được về nhà mới)". 

Lúc đó, 7 người còn lại mặt sắc lạnh nhưng họ không nói lời nào. Tuy nhiên, đứng trước cái chết, những con người này không lộ vẻ hối tiếc, khiếp hãi. Sau đó, lính đem vải đen đến bịt mắt từng phạm nhân và trở về vị trí. Viên quan người Pháp cuối cùng cũng cất giọng hạ lệnh, 20 lính cầm súng đồng loạt quỳ một chân giữ tư thế chuẩn bị bóp cò. Khẩu lệnh thứ hai nghe lạnh lùng, toán lính đồng loạt nâng súng lên ngang mắt, ngắm. Tiếng động phát ra từ thao tác trên khiến người xem nổi da gà. Nhiều người đã ngất lịm, tiếng khóc, tiếng kêu gào phát ra từ đám đông người dân đến xem. Lệnh thứ ba được viên quan hai thao tác bằng tay. Khi tay hắn hạ xuống, một loạt súng khô khốc vang lên. 4 vị anh hùng gục đầu xuống, không một tiếng kêu. 

Tiếng súng đồng loạt nổ, xé đi sự tĩnh lặng của buổi sớm mai. Chưa dừng lại, cánh tay của viên quan lại hạ xuống, một loạt súng lại cất lên, 5 vị anh hùng lại gục xuống, máu tươi từ ngực tuôn chảy nhuộm đỏ áo tù rồi nhỏ thành giọt trên mặt đất. Tiếng than khóc của người dân lại càng thảm thiết thương tâm. Cuối cùng, viên trung úy Pháp cầm súng lục đến từng tử tù giờ chỉ còn là những cái xác đỏ máu, bắn những viên đạn ân huệ. Xong đâu đấy, quan, lính ra về để lại những tội nhân khác cùng đám lính lo việc chôn xác các anh hùng thất trận. 

Cũng tại đây, sau khi hồn thiêng đã hòa quyện cùng sông núi, những anh hùng một thời được nằm chung một nấm mồ. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, giờ đây, chùa Cô Hồn gần như là nơi duy nhất lưu giữ những thiên sử bi hùng về 9 người anh hùng yêu nước này. 

Câu nói bất hủ của ông Biện lý 


Theo ghi nhận của Biên Hòa lược sử, ông Biện lý Đỗ Hữu Tri trên đường ra về sau vụ hành quyết đẫm máu 9 anh hùng Lâm Trung Trại bất ngờ gặp một toán phụ nữ tỏ yá̊ cười nhạo người dân địa phương khóc than 9 anh hùng, ông Biện lý nói thẳng: "Người nước Nam bị bắn không biết xót thương lại còn đi coi và cười nhạo". Câu nói trên được các bô lão đánh giá là bất hủ vì đã làm thức tỉnh biết bao con tim đã lầm lạc trước đó.


Hà Nguyễn - Ngọc Lài 


Ngôi mộ chung của 9 hảo hán vẫn còn là bí ẩn

Người dân muốn được đưa thi hài các hảo hán Lâm Trung Trại về mai táng. Tuy nhiên, họ đã bị họng súng của giặc ngăn lại. Cuối cùng, một nấm mồ chung chôn 9 nghĩa sĩ được dựng nên. Trải qua bao năm, mộ xưa nay đã mất tích. Những anh hùng chỉ còn trong sử sách.

Hồn thiêng gửi nơi Dốc Sỏi 

Sau khi xử tử 9 phạm nhân bị khép tội cướp của giết người, đám lính Pháp lên xe ra về. Họ bỏ lại 9 cái xác đang gục rũ trên những cọc gỗ. Đám lính quèn và các tội nhân khác ở lại để thu dọn trường bắn. Chứng kiến sự hi sinh anh dũng của những anh hùng một đời theo lý tưởng cứu nước, người dân Dốc Sỏi quỳ gối tiễn biệt họ. Sau ít phút chuẩn bị, đám tội nhân được lệnh tháo dây trói cho 9 anh hùng Lâm Trung Trại và tiến hành công việc mai táng. 

Các bô lão sống quanh chùa Cô Hồn (gần khu vực Dốc Sỏi) cho biết: "Cha ông chúng tôi kể lại rằng, sau khi chứng kiến lũ giặc bắn những nghĩa sĩ, người dân đã lao ra đòi khiêng xác các hảo hán về mai táng nhưng không được. Trước sự hung hăng của đám lính, người dân cũng không dám làm căng. Họ sợ bị khép tội tòng phạm với tử tù nên đành đứng nhìn giặc khiêng xác các anh hùng đi chôn". 

Chùa Cô Hồn, nơi lưu dấu hồn thiêng 9 anh hùng Lâm Trung Trại


Thời gian trôi đi, trải qua nhiều biến cố lịch sử, khu vực chôn cất những nghĩa sĩ dần phai nhòa trong ký ức người dân nơi đây. Hiện tại, khi được hỏi về 9 anh hùng Lâm Trung Trại, rất ít người biết đến. Vì thế, những thông tin về nơi chôn cất của các nghĩa sĩ lại càng mờ mịt hơn. Ngoài một số bô lão cao tuổi thường xuyên làm công quả tại chùa Cô Hồn, người dân bản xứ không hề nghe nói về vụ xử bắn cũng như nơi an nghỉ của các anh hùng Lâm Trung Trại. 

Tìm hiểu tại chùa Cô Hồn (phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa, Đồng Nai), chúng tôi được biết, khu vực chùa không phải là nơi chôn cất các anh hùng Lâm Trung Trại. Được biết, chùa Cô Hồn được xây dựng khá lâu sau vụ hành quyết các hảo hán ngày nào. Những bô lão làm công quả tại chùa khẳng định: Vì thương tiếc và cảm phục tinh thần đấu tranh của những anh hùng nghĩa sĩ, người dân Dốc Sỏi đã dựng một am lá để hương hỏa cho họ. 

Tuy nhiên, vị trí chính xác nơi chôn cất 9 anh hùng giờ rất khó xác định. Bởi đất đai và phong cảnh ở đây đã đổi thay nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, người xưa cũng như các giai thoại kể lại rằng, 9 hảo hán bị xử bắn rồi được chôn chung tại gốc cây Gõ "cụt" thuộc khu vực sân bay Biên Hòa. 

Trong cuốn Biên Hòa lược sử ký, tác giả Lương Văn Lựu cũng khẳng định cây Gõ "cụt" chính là nơi an nghỉ của 9 vị anh hùng. Cũng theo tài liệu trên, phía tây của Dốc Sỏi có một cây Gõ cổ thụ vì bị sét đánh gẫy ngọn nên được người dân trong vùng gọi là cây Gõ "cụt". Cũng từ sự sống sót kỳ lạ sau khi bị sét phạt ngang, người dân cho rằng, đây là loài cây thiêng. Vì coi là nó linh thiêng nên thường ngày ít ai dám bén mảng đến gần gốc cây cổ thụ này. Chính nơi đây được các tội nhân có nhiệm vụ lo hậu sự chọn làm nhà chung cho các anh hùng Lâm Trung Trại. 

Cảm thương trước sự ra đi của những anh hùng thất thế, các tội nhân khác xin giặc cho mỗi người anh em Lâm Trung Trại nằm một huyệt riêng biệt. Tuy nhiên, đám lính Pháp không đồng ý. Cuối cùng, họ đành đào một hầm sâu làm mồ chung cho 9 thi thể anh hùng. Trong khi đó, như một nỗ lực cuối cùng, người dân địa phương gom góp tiền mua 9 manh chiếu mới thay cho áo quan để các vị anh hùng an nghỉ. Cuối cùng, không nhang khói, không trống nhạc tiễn đưa, 9 hảo hán nằm chung một ngôi mộ trong tiếng khóc than của người dân. 

Vẫn chưa tìm thấy mộ của các anh hùng 

Dưới sự cấm đoán của giặc, người dân yêu nước không thể hương khói cho 9 vị anh hùng thất thế. Tuy nhiên, sau khi khóc tiễn đưa họ về với đất mẹ, nửa đêm, dân địa phương bí mật sắm lễ cúng đến thăm viếng. Được biết, các vị anh hùng cũng được người dân và các thành viên khác của trại bí mật để tang trong một thời gian dài sau đó. 

Từ ngày định mệnh trên, người dân tưởng nhớ các vị anh hùng Lâm Trung Trại một cách bí mật. Ban đầu, việc nhang khói, tưởng niệm, cúng bái chỉ được tiến hành vào ban đêm. Về sau, nhận thấy thực dân Pháp đã quên đi các anh hùng từng khiến chúng điên đảo, dân địa phương quyết định công khai hương khói. Theo đó, dân địa phương cho dựng một am nhỏ tại gốc cây đa lớn ở đầu Dốc Sỏi để thờ Phật và cầu siêu cho những người đã khuất. Vì mục đích xây dựng để hương khói những người đã khuất, am cỏ trên được dân địa phương quen gọi là chùa Cô Hồn. Từ đó, nơi đây được xem là nơi thờ tự, lưu dấu hồn thiêng của 9 vị anh hùng Lâm Trung Trại. 

Bảng thông tin chùa Bửu Hưng


Trong cuốn Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu có ghi, chùa Cô Hồn trải qua nhiều biến cố và gắn liền với những sự kiện lịch sử mang tính trọng đại của đia phương. Chùa được xây dựng vào năm 1918 ở ngã ba Dốc Sỏi, xóm Bình Thành xưa. Sau đó hai năm, Sở hỏa xa (thời Pháp thuộc) mở đường ray qua vị trí chùa để chở đá ở núi Lò Gạch về xây dựng đường. Chính vì vậy, chùa buộc phải dời về phía Tây Nam so với vị trí ban đầu. Trong lần di dời địa điểm này, chùa được xây dựng khang trang hơn và một vị tu sĩ đã đến nhận chức trụ trì. Từ đây, chùa Cô Hồn được vị trụ trì đổi lại hiệu là Bửu Hưng Tự. 

Thông tin về chùa Cô Hồn, người dân phường Quang Vinh cũng như những cá nhân thường xuyên công quả tại chùa nhận định: "Chùa đúng là nơi thờ tự những anh hùng Lâm Trung Trại. Tuy nhiên, chúng tôi chưa nghe ai nói rằng đây là nấm mồ chung của 9 vị anh hùng bị hành quyết". Được biết, từ lâu, người dân địa phương đã xem chùa như nơi lưu giữ hồn thiêng và những ký ức về những anh hùng Lâm Trung Trại nổi tiếng với vụ phá Khám Biên Hòa gần 1 thế kỷ trước. 

Khu vực được sử sách nhận định là Dốc Sỏi - pháp trường thực hiện buổi hành quyết 9 người đứng đầu Lâm Trung Trại giờ đã trở thành đại lộ Nguyễn Ái Quốc (phường Quang Vinh, TP.Biên Hòa). Ngược với những miêu tả đầy hoang sơ của tác giả Lương Văn Lựu, ngày nay, Dốc Sỏi là những công trình kiến trúc, khu giải trí, kinh doanh hiện đại. Thời gian trôi đi, quá trình hiện đại hóa gần như đã đổi thay con đường Dốc Sỏi chạy qua pháp trường năm nào. Vị trí gốc cây Gõ "cụt" cổ thụ, nơi được nhận định là nấm mồ chung của các vị anh hùng thất thế cũng không còn dấu tích. 

Theo đó, những đầu mối dẫn chúng tôi trên con đường tìm kiếm hình hài của những anh hùng "Lương Sơn Bạc" đất Biên Hòa xưa đều hướng về chùa Cô Hồn. Tại đây, dẫu đất xưa đổi dời nhưng hồn thiêng, dũng khí và sự ra đi của những anh hùng Lâm Trung Trại trong buổi đầu đấu tranh cứu nước vẫn như còn vang danh mãi mãi. 

Di tích lịch sử cách mạng 

Bửu Hưng Tự không chỉ là nơi ghi dấu buổi hành quyết đẫm máu đối với các anh hùng Lâm Trung Trại mà còn là một di tích lịch sử cách mạng. Theo đó, chùa cũng là nơi diễn ra Hội nghị cán bộ Đảng ở Biên Hòa vào tháng 6/1945 do đồng chí Hoàng Minh Châu trụ trì. Đây là hội nghị quyết định những vấn đề quan trọng về chủ trương, chuẩn bị cho nhân dân Biên Hòa nổi dậy giành chính quyền trong cách mạng Tháng 8/1945. Chùa được UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng di tích cách mạng theo quyết định số 62/QĐ UBT ngày 16/2/1979. 

Hà Nguyễn - Ngọc Lài

Bí ẩn bức tượng 'ông Phật đen' ở Quan Âm tu viện Biên Hòa

đăng 17:30 3 thg 4, 2018 bởi Pham Hoai Nhan   [ đã cập nhật 17:31 3 thg 4, 2018 ]

Người ta gọi bức tượng Địa tạng vương bồ tát đặt trong khuôn viên Quan Âm tu viện (tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) là “ông Phật đen”. Xung quanh “ông Phật đen” có nhiều thắc mắc: Tại sao tượng lại được sơn phết toàn màu đen từ đầu đến chân? Lý do sao phải di dời bức tượng từ nghĩa trang Đô Thành Sài Gòn (cũ) về Quan Âm tu viện Biên Hòa?

Dựng tượng Địa tạng vương để trấn yểm ma quỷ?

Công viên Lê Thị Riêng (đường CMT8, Q.10, TP.HCM) là trung tâm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân TP.HCM. Tiền thân công viên là nghĩa địa Đô Thành (sau đổi tên thành nghĩa trang Chí Hòa) từ lâu đã “nổi tiếng” với những lời đồn đại đầy ám ảnh về ma quỷ.

Nghĩa trang Đô Thành trước năm 1975 có diện tích rộng gần 30 hec-ta. Theo các cụ lớn tuổi cư trú gần nghĩa trang, tại đây sau trận chiến khốc liệt tết Mậu Thân 1968, xác lính của cả hai bên (quân giải phóng và Việt Nam Cộng hòa) nằm la liệt mà hầu như không có thân nhân đến nhận. Chính quyền Sài Gòn không biết xử lý làm sao với hàng ngàn xác người sắp phân hủy, lo ngại ảnh hưởng môi trường sống nên cho đào một cái hố lớn trong nghĩa trang Đô Thành để chôn tập thể. 

Quan Âm tu viện tọa lạc ở đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) 


Dù hố đào rất sâu nhưng do chôn cùng lúc số lượng xác lớn nên mùi hôi thối vẫn bốc lên suốt cả tuần. Người dân xứ Bắc Hải – Chí Hòa năm đó phải đóng kín cửa nhà hoặc tạm lánh nơi khác, chờ mùi tử khí tan bớt mới dám trở về nhà.

Từ đó, lời đồn các oan hồn hiện về than khóc ngày càng rầm rộ và lan rộng khắp Sài Gòn - Chợ Lớn. Thấy sự việc như vậy nên hội Phật tử Long Hoa Sài Gòn mới xây một cái miếu nhỏ để thờ cúng và tụng kinh cầu siêu nhưng cũng không công hiệu. Người trong hội Long Hoa bắt đầu suy nghĩ và tìm người để đắp tượng Địa tạng. Hội Long Hoa mời ông Mai Lân, một nhà điêu khắc làm tượng Phật nổi tiếng ở Sài Gòn. Tượng được làm theo quy cách chiều ngang 0,75m, đế cao 3m, chất liệu là nguyên khối đá Italia đen nặng gần chục tấn.

Công việc làm tượng bắt đầu từ năm 1971 do ông Mai Lân cùng 5 thợ đắp. Đến ngày đem tượng ra ráp, ai cũng ngỡ ngàng vì toàn thân pho tượng láng bóng đen tuyền, cứ như có ai đó mài. Sau đó, tượng được đem về nghĩa trang Đô Thành chọn một chỗ để dựng. Chuyện lạ xảy ra mọi người đều chứng kiến: Khi xe cẩu đưa tượng đặt lên đế cao 3m, tượng tự xoay về hướng đông rồi đứng vững, mà không hề có bàn tay ai di chuyển.

Từ khi dựng tượng Địa tạng thì mọi chuyện về “người âm” quấy rầy người dương thế đều êm lặng và không còn rần rần nữa. Tuy nhiên, những lời đồn đại huyền bí lại bắt đầu dồn về bức tượng toàn thân màu đen. Cụm từ “ông Phật đen” cũng bắt đầu được gọi từ đây.

Tượng “ông Phật đen” nặng gần 10 tấn, có màu sắc đen tuyền từ đầu đến chân tượng 


Hành trình di dời “ông Phật đen” từ Sài Gòn về Biên Hòa

Sau 30/4/1975, cư dân Sài Gòn dần trở nên đông đúc hơn nên việc tồn tại một khu nghĩa trang rộng lớn giữa lòng thành phố là bất cập. Bắt đầu từ năm 1980, UBND TP.HCM có chủ trương và kế hoạch giải tỏa nghĩa trang Đô Thành để xây dựng công viên Lê Thị Riêng, mang tên người chiến sĩ cách mạng hy sinh năm 1968, vì thi hài bà cũng được an táng tại nghĩa trang này.

Nhưng có một điều kỳ lạ là sau khi bốc hết các hài cốt và san bằng toàn bộ khu nghĩa trang mà bức tượng Địa tạng vương vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt. Điều này khiến cho người dân tiếp tục đồn thổi về sự linh thiêng của bức tượng đen “bí ẩn”. Người ta đồn nhau rằng, đơn vị thi công cho xe đến ủi hoặc đập cho bể tượng nhưng tất cả xe ủi đều bị “chết máy”, không chạy tới lui được. Có người bực mình lấy gạch, đá ném thẳng vào tượng, về nhà không bao lâu phát bệnh mà chết (?).

Vì sự linh ứng của bức tượng nên có rất nhiều chùa chiền khắp nơi muốn xin “rước” tượng Địa tạng về chùa mình nhưng chính quyền Quận 10 chỉ chấp thuận đơn của Quan Âm tu viện ở Biên Hòa. Quan Âm tu viện được xây dựng từ năm 1966, là trụ sở của Liên tông Tịnh độ non bồng, một pháp môn có hàng chục ngàn phật tử theo để tu học.

Tượng “ông Phật đen” được chế tác từ năm 1971 từ nguyên khối đá Italia 


Được sự giới thiệu của sư trụ trì Quan Âm tu Viện, chúng tôi liên hệ bà Võ Thị Mười (vốn là phật tử của Quan Âm tu viện), người được sư bà trụ trì giao nhiệm vụ đi rước tượng “ông Phật đen” để tìm hiểu thêm thông tin về hành trình di dời bức tượng từ nghĩa trang Đô Thành về Biên Hòa. Bà Mười đã lớn tuổi, không thể nhớ cụ thể từng chi tiết, nhưng may mắn là khoảng năm 2006, bà Mười có đọc cho con cháu của bà ghi lại nội dung câu chuyện bà đi rước tượng tượng Địa tạng để sau này có ai cần tìm hiểu thì còn có tư liệu để tham khảo.

Theo hồi ký của bà Mười thì chiều tối ngày 23/8/1986, sau khi trình đầy đủ giấy tờ cần thiết cho chính quyền Quận 10, bà Mười cùng 5 ông thợ hồ, mang theo búa, đục tập trung đến nghĩa trang. Sau khi thực hiện nghi thức cúng kiến mãi đến 4 sáng mới bắt đầu khởi đục tượng từ đài sen xuống. 

5 thợ hồ đục nháng lửa mà không thấm vào đâu. Người dân xung quanh thấy vậy cũng giúp một tay phụ bà Mười di dời tượng, người lo nước uống, người kêu gọi thêm các anh em phật tử và nhân dân thay phiên nhau đục, dần mới lộ ra cây sắt tròn đầu tiên 28 mm. Chính quyền cũng có mặt hỗ trợ tinh thần nhóm phật tử và giữ gìn an ninh, trật tự chung.

Sau khi cắt xong phần sắt chân tượng và thân tượng được cột dây kỹ càng thì xe cần cẩu nâng tượng đặt trên một chiếc xe khác.

Xe chở tượng bắt đầu lăn bánh di chuyển ra khỏi nghĩa trang thì sau lưng có rất đông người dân Sài Gòn chạy xe honda theo để “tiễn đưa” “ông Phật đen” về an tịnh ở Biên Hòa...

Trí Bùi

Kỳ lạ ngôi miếu thờ ‘bà’ rắn ở Đồng Nai

đăng 04:09 3 thg 12, 2015 bởi Pham Hoai Nhan

Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ được nhân dân xây dựng để thờ thần rắn, theo tục thờ rắn của người Nam Bộ xưa. Có lẽ đây là ngôi miếu duy nhất ở Đồng Nai còn thờ rắn.


Bàn thờ “bà” bên trong chánh điện (ảnh tư liệu của học giả Lý Việt Dũng cung cấp). Ảnh: Bùi Trí


Trải qua bao lần tu bổ và xây sửa, đến nay ngôi chánh điện của miếu được xây cất lại nhìn như một... ngôi nhà cấp 4, không còn mang dáng dấp của một ngôi miếu cổ nữa.

Ngôi miếu có tên là miếu bà Khoanh, nằm sát bờ sông Bến Gỗ. Theo lời giải thích của học giả-nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ Lý Việt Dũng thì chữ "Khoanh" không phải tên một người mà là một động tác khoanh tròn của một con rắn rất lớn. Ban đầu, miếu có tên là miếu rắn Bà Khoanh. Nhưng vì thời khẩn hoang, người dân "kiêng cữ" từ "rắn" nên mới gọi miếu Bà Khoanh cho đến tận hôm nay.


Miếu bà Khoanh hiện tọa lạc tại ấp 3, xã An Hòa, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Bùi Trí


Theo cuốn "Thông chí xã An Hòa" (do tác giả Lý Việt Dũng biên soạn năm 2007) ghi lại rằng: "Xưa kia có một con rắn cái to bằng bắp chân người lớn, đầu có mào đỏ chót hay về nằm khoanh tròn trên bờ sông. Nhân dân làng Bến Gỗ cho là điềm lành, có đấng thần linh về phù hộ mùa màng tươi tốt, bội thu nên xây một ngôi miếu bằng tre lá để thờ bà thần Rắn. Sau này, dòng họ Mai ở xóm Chài (Bến Gỗ) đã phát tâm xây dựng và trùng tu ngôi miếu to đẹp hơn bằng gạch, đá, gỗ vào các năm 1930, 1954... Hằng năm, miếu Bà Khoanh cúng giỗ lớn vào rằm tháng 3 âm lịch, đặc biệt ở đây còn duy trì tục cúng thịt heo sống.


Học giả Lý Việt Dũng đang đứng trước tiền sảnh miếu bà Khoanh (ảnh tư liệu của học giả Lý Việt Dũng cung cấp). Ảnh: Bùi Trí


Nhân dân Bến Gỗ vẫn còn truyền tụng nhau một câu chuyện: Ngày cúng lễ, vào nửa đêm họ thường nghe rất rõ tiếng nhạc ngựa và tiếng ngựa hí từ hướng sông Bến Gỗ chạy vọng dần dần lên ngôi miếu. Người ta tin rằng bà Rắn Khoanh ở dưới lòng sông Bến Gỗ cưỡi ngựa lên dự lễ cúng cùng nhân dân địa phương và để nhận vật phẩm cúng là... thịt heo sống. Đây có thể là một câu chuyện hoang đường, mang màu sắc tâm linh dân gian. Nhưng một khi người dân đã tin thì cũng không nên bác bỏ vì tín ngưỡng sẽ giúp vỗ an được lòng người...".


Tác giả bài viết được học giả Lý Việt Dũng cho xem dòng sự tích về miếu bà rắn Khoanh được ghi trong cuốn "Thông chí xã An Hòa"


Hiện tại, không hiểu vì lý do gì mà bên trong chánh điện chỉ có bàn thờ để thờ Ngũ Hành nương nương theo tín ngưỡng thờ bà của người Nam Bộ, không còn bàn thờ linh vị “bà” rắn Khoanh nữa. Tuy vậy, tục cúng giỗ “bà” rắn vẫn được duy trì xuyên suốt thời gian từ xa xưa đến tận hôm nay. Đây là một nét đẹp văn hóa dân gian mà người dân Bến Gỗ bảo ban với thế hệ con cháu thay phiên nhau gìn giữ và phát huy muôn đời mai sau.


Bùi Trí

Kỳ lạ dân lập miếu thờ bà 'mụ vườn'

đăng 01:51 29 thg 7, 2015 bởi Pham Hoai Nhan

Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ mang tên miếu Bà Mụ. Thật kỳ lạ, ngôi miếu cổ này được dân làng Bến Gỗ xưa xây dựng để thờ một người phụ nữ làm nghề "mụ vườn" (đỡ đẻ), quanh năm khói hương nghi ngút.

Ngôi miếu bà Mụ Trời gần 200 tuổi do dân làng Bến Gỗ xưa lập để vọng thờ người phụ nữ có tấm lòng đức độ làm nghề “mụ vườn” (đỡ đẻ)


Miếu cổ mang nhiều giai thoại

Hiện tại, trong ngôi miếu còn lưu giữ một bài vị bằng gỗ, chạm trỗ tinh vi ghi hàng chữ Hán Nôm: "Mụ Trời Huỳnh Thị Kiêu tôn thần" và bên hai cây cột của nhà thờ chánh điện có ghi bốn câu đối chữ Nôm (dịch nghĩa): 

Đỡ đẻ cho người là chuyện nhỏ
Hộ sanh giùm hùm mới phi thường

Đỡ đẻ cho cọp làng Bến Gỗ nổi danh cô đỡ Thánh
Hộ sanh giùm hùm xã An Hòa nức tiếng bà Mụ Trời.

Ngôi miếu được trùng tu vào năm 1956, các cây cột, cây kèo bằng gỗ lim ngày xưa vẫn được giữ nguyên.


Theo một số cụ cao tuổi xã An Hòa kể lại một giai thoại dân gian, xưa kia làng Bến Gỗ có người phụ nữ tên Huỳnh Thị Kiêu làm nghề "mụ vườn" rất mát tay. Bà giúp cho nhiều người "mẹ tròn con vuông" để tích đức làm phước chứ không bao giờ nhận tiền công. Cho nên toàn thể dân làng cảm mến đức độ của bà. Vào một đêm sáng trăng, bà Kiêu nghe vách nhà có tiếng quào, bà nhìn ra thì thấy một con cọp rất lớn, miệng gầm gừ nhưng tỏ vẻ thống thiết chuyện gì. Hiểu ý, bà Kiêu hỏi vọng ra: "Phu nhân ngài sanh khó phải không?", cọp gật đầu đáp lại rồi quỳ xuống ra dấu muốn cõng bà Kiêu đi. Bà Kiêu vội vã xách giỏ đồ nghề rồi leo lên lưng cọp. Ông ba mươi đưa bà đến cái hang nơi có con cọp cái đang kêu rống thảm thiết vì bị đẻ ngược. Bà Kiêu nhanh nhẹn "ra tay" đỡ đẻ cho cọp cái, chỉ ít phút cho "ra đời" chú cọp con khỏe mạnh.

Ngôi mộ cổ bà Mụ Trời Huỳnh Thị Kiêu trước khi được tôn tạo, tu bổ (ảnh tư liệu của Ban quý tế miếu)


Xong việc, "ông cọp" đưa bà trở lại nhà. Từ đó, sáng nào trước nhà bà Kiêu cũng có xác một con heo rừng, cheo, thỏ, sóc của chúa sơn lâm mang đến tận nhà bà để đền ơn.

Tấm bia mộ cổ còn ghi rõ hàng chữ: “Bà Huỳnh Thị Kiêu, sanh: 1782, mất: 1842 (ảnh tư liệu của Ban quý tế miếu)


Cũng từ sự tích trên mà nhân dân xưng tụng bà Kiêu gọi là “bà Mụ Cọp” hay “bà Mụ Trời”. Bà sống thọ được 60 tuổi, đến giờ hạ huyệt thì bỗng đâu có một đàn cọp đến rống lên ba tiếng tiễn đưa, rồi mới bỏ đi...

Năm 2015, con cháu bà Kiêu và Ban quý tế miếu xây mới hoàn toàn ngôi mộ


Sau khi bà Kiêu qua đời, dân làng tiếc thương bà, lập một ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre vách lá thờ bà ngay tại mảnh đất lúc sinh thời bà ở và suy tôn bà là nữ thần của làng. Năm 1956, ngôi miếu được trùng tu vật liệu bán kiên cố: tường gạch, cột kèo bằng gỗ vuông, nền lót gạch tàu. Miếu được bố trí dạng chữ tam gồm: chánh điện thờ bà Mụ Trời và Ngũ hành nương nương, nhà khách thờ Tiên sư và nhà võ ca đối diện chánh điện.

Bên trong chánh điện, phía trên cùng thờ cúng trang trọng linh vị bà Mụ Trời Huỳnh Thị Kiêu và phía dưới có thờ 5 bà Ngũ Hành nương nương, theo tín ngưỡng thờ bà của dân gian Nam Bộ


Hàng năm, nhân dân Bến Gỗ tổ chức cúng giỗ bà vào ngày 10, 11, 12 tháng 2 (âm lịch) với các nghi thức cúng tế, văn tế mang đầy màu sắc tâm linh tín ngưỡng dân gian Nam Bộ còn lưu truyền.

Phụ nữ Bến Gỗ thường đến thắp nhang khấn vái trước mộ bà Mụ Trời để mong muốn được bình an và toại nguyện trong việc sinh nở và hiếm muộn đường con cái


Miếu cổ đang bị xâm phạm, lấn chiếm

Học giả, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng (người biên soạn cuốn "Thông chí xã An Hòa", trong đó có nhắc đến sự tích bà Mụ Trời Bến Gỗ) cho rằng: “Mẫu đề “Bà mụ cọp” được lưu hành rộng rãi trong hệ thống truyện về cọp ở Nam Bộ với cốt truyện chính là “Bà mụ đỡ đẻ cho cọp”, được khuôn đúc theo cách “nhân nghĩa hóa” cọp. Đây là bài học đạo lý đầy tính nhân văn về thế ứng xử giữa người và vật được ẩn chứa trong lớp vỏ truyền thuyết huyền ảo.

Trước cổng chính ngôi miếu có một hộ dân tự ý lấn chiếm "biến" thành ...cái sạp hàng bán rau. Du khách muốn ghé vào tham quan ngôi miếu nhìn cảnh mặt tiền nhếch nhác, luộm thuộm và bẩn thỉu thì cũng rất ái ngại.


Riêng câu chuyện bà Mụ Cọp và ngôi miếu thờ bà ở xã An Hòa là một nét đặc trưng riêng của đất Đồng Nai. Có thể khẳng định miếu bà Mụ ở Bến Gỗ là một điều đặc biệt hiếm hoi và duy nhất trên cả nước vì ngôi miếu được nhân dân thờ cúng và kể cả lập mộ về một nhân vật có thật, có tên tuổi đầy đủ, rõ ràng (bà mụ vườn Huỳnh Thị Kiêu) chứ không phải nhân vật hư cấu truyền khẩu như ở những nơi khác...”.

Từ lâu, có một hộ dân ngang nhiên xây căn nhà lầu trên phần diện tích đất đai của miếu Bà Mụ, sát cạnh ngôi mộ bà Huỳnh Thị Kiêu mà Ban quý tế đành bó tay.


Tuy nhiên, có một điều rất đáng buồn là hiện tại miếu bà Mụ bị xuống cấp bởi sự lấn chiếm diện tích đất đai, xây cất nhà trái phép của một số hộ dân sống xung quanh. Sát cạnh ngôi mộ bà Huỳnh Thị Kiêu là một ngôi nhà lầu kiên cố xây lấn làm cho ngôi mộ của bà trở nên nhỏ nhoi, không được tôn trọng. Thậm chí trước cổng ngôi miếu cũng có một hộ dân tự ý "biến" thành ...cái sạp hàng bán rau (?), nhìn thật nhếch nhác và luộm thuộm.

Ông Võ Văn A (78 tuổi), thành viên ban quý tế miếu bà Mụ đang lo lắng và bức xúc trước ngôi miếu cổ bị lấn chiếm và xâm phạm của vài hộ dân sống xung quanh.


Ông Võ Văn A (78 tuổi), thành viên ban quý tế miếu bà Mụ mong muốn ngôi miếu cổ này sớm được cơ quan chức năng quan tâm, xem xét và công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh để có cơ hội trùng tu, tôn tạo. Vì hiện tại kinh phí sửa chửa tu bổ miếu hoàn toàn là do dân đóng góp. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để giải quyết dứt điểm tình trạng người dân tự ý lấn chiếm đất đai công của đình làng làm tài sản riêng cho cá nhân của mình.

Học giả, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng, người dày công biên soạn cuốn “Thông chí xã An Hòa” có đề nghị cơ quan ban ngành sớm công nhận miếu bà Mụ Trời Bến Gỗ là di tích lịch sử văn hóa, vì ngôi miếu được nhân dân thờ cúng và lập mộ về một nhân vật có thật, mang nét đặc trưng riêng của văn hóa xứ Đồng Nai.


Mộ bà Kiêu được nhân dân xây cất đàng hoàng và tọa lạc trong khuôn viên miếu. Ngôi mộ còn lưu giữ tấm bia ghi rõ hàng chữ: "Lão mẫu hộ sanh bà Huỳnh Thị Kiêu sanh: 1782, mất: 1842". Ngôi mộ sau này được con cháu bà Kiêu tôn tạo lại vào năm 1962 nên không còn dáng dấp của một ngôi cổ nữa. Năm 2015, con cháu bà Kiêu và Ban quý tế miếu tiếp tục xây mới hoàn toàn ngôi mộ. Người dân Bến Gỗ lâu nay truyền tai nhau “bí quyết” hễ trong nhà có người nào "khó sanh nở" hoặc hiếm muộn đường con cái thì đến thắp nhang khấn vái trước mộ bà Mụ Trời thì sẽ được bình an và toại nguyện. 

BÙI TRÍ

Lạ kỳ ngôi miếu dân lập thờ 'bà bóng' cô Hiên

đăng 01:34 29 thg 7, 2015 bởi Pham Hoai Nhan

Trên tỉnh lộ 768, đoạn đi qua ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) có một ngôi miếu cổ tên “miếu bà Cô” nằm hướng mặt ra bờ sông Đồng Nai. Theo lệ hàng năm vào ngày 10, 11, 12 tháng 2 (âm lịch) có tổ chức cúng giỗ “bà” thật linh đình với các nghi thức cúng tế đậm chất Nam bộ xưa.

Miếu bà Cô (tỉnh lộ 768, thuộc ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nằm lẻ loi, hiu quạnh suốt hàng trăm năm ven sông Đồng Nai.


Thật kỳ lạ, nhân vật được nhân dân suy tôn “nữ thần” rồi xây mộ, lập miếu thờ trang trọng suốt hàng trăm năm chỉ là một người phụ nữ làm nghề lên đồng, coi bói. 

Cái chết bi thảm và linh thiêng của "bà bóng" 

Ông Hồ Văn Thanh (60 tuổi), hiện đang làm trưởng ban quý tế miếu bà Cô chia sẻ, thực tế chưa ai xác nhận miếu được xây dựng từ bao giờ. Ông Thanh cho biết ngay từ thời bà ngoại của ông còn sống cũng chưa biết chắc "tuổi thọ" và nguồn gốc của ngôi miếu. Sự tồn tại và linh ứng của ngôi miếu chỉ qua lời kể lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện tại, trong khuôn viên của miếu bà Cô có một ngôi mộ tương truyền là mộ của bà. Ban đầu, ngôi mộ nằm ven đường tỉnh lộ 768, cách ngôi miếu khoảng 200m. Khi cải tạo và nâng cấp đường 768, chính quyền địa phương phối hợp với Ban quý tế miếu di dời về an táng trong khuôn viên miếu. Trên tấm bia mộ còn lưu giữ hàng chữ Hán: “Bản xứ thánh nương tính Phạm chi mộ” (Mộ của bà họ Phạm là người sống ở địa phương). 

Ngôi mộ của “Thánh nữ họ Phạm” ngoài khuôn viên ngôi miếu, do nhân dân góp tiền xây dựng và tu bổ mới vào năm 2015 


Từ lâu, dân gian Vĩnh Cửu truyền tụng truyền thuyết về một người phụ nữ tên Phạm Thị Hiên hành nghề đồng cốt tiếp xúc với hồn người mất hoặc với thần linh để thực hiện những nghi thức cúng tế cho làng xã. Dân làng kính nể bùa phép của bà nên gọi là “cô bóng Hiên”. 

Nhân một ngày nọ có một vị tướng tên Lê Văn Lễ kéo quân đi đánh giặc Man. Ông tướng Lễ cưỡi ngựa đi đầu vừa đến làng Thiện Tân thì cô bóng Hiên chạy ra trước đầu ngựa của ông, cản đường nói: “Ngài hãy dừng quân lại. Trời nay chưa giúp ngài đâu. Ngày này không tốt, giờ này không lành, xuất quân đi không có lợi. Ngài mang quân về đợi thuận trời mới thắng được, chứ cứ tiến quân đi tôi e đi thì đại lộ mà về tiểu lộ...”. Ông tướng Lễ thắc mắc: “Vậy bà căn cứ vào đâu mà tiên đoán như vậy?”. Bà liền trả lời: “Theo điềm báo thì việc xuất quân lần này nhiều hao tổn. Nếu nơi đâu mà ngựa dừng chân thì hoạ nhiều lành ít”. 

Vị tướng Lễ tức giận nghĩ mình bị người đàn bà coi thường, liền sai quân chém đầu nhằm thị uy để không làm giảm nhuệ khí quân binh trước khi đánh trận. Sau đó, ông tướng Lễ vẫn thản nhiên đốc quân tiến tới. Lần ấy quân đi không về, tướng Lễ bị giặc phục kích giết chết, nghĩa quân cũng tan rã. Cũng sau trận ấy, dân làng mới thương cảm cho cái chết oan khiêng của cô bóng Hiên nên mang xác về làng chôn cất và lập miếu tranh tre vách lá thờ, mong bà phù hộ độ trì cho dân làng tai qua nạn khỏi. Cứ thế, suốt hàng trăm năm nay, ngôi miếu nhỏ lúc nào cũng được người dân hương khói và những câu chuyện linh ứng của bà hiển linh giúp người có lòng thành cứ lưu truyền từ đời này sang đời khác không nguôi. 

Bên trong chính điện có bức tượng thờ trang trọng bà cô bống Hiên được dân làng Thiện Tân đẽo bằng gỗ mít rất đẹp, lúc nào cũng nghi ngút hương khói. 


Nơi lưu dấu sự kiện lịch sử 

Cụ Tăng Nhất Mẫn (thường gọi Hai Bảnh), năm nay 91 tuổi, trí nhớ thông suốt kể cho chúng tôi biết thêm câu chuyện ngôi miếu từng một thời in đậm bước chân của Khu bộ trưởng Khu 7, Huỳnh Văn Nghệ về đây hoạt động cách mạng. Cụ Hai Bảnh cho biết, giặc Pháp từng đốt phá miếu vì tình nghi là nơi ẩn nấp của Việt Minh, biến nơi linh thiêng của dân thành cái đồn bót tàn ác để kiểm soát dân làng. Bọn Pháp và tay sai còn lấy đi bức tượng bà đẽo bằng gỗ mít cổ thụ, rất lớn trong chánh điện, đặt trên mũi chiếc tàu chiến, chạy lòng vòng sông Đồng Nai như muốn trêu tức dân làng. Xong chán, chúng vứt tượng gỗ xuống đáy sông. Cụ Hai Bảnh cứ nuối tiếc pho tượng bà đã bị thất lạc hơn mấy chục năm qua mà không tìm thấy được. Hiện giờ, trong miếu bà Cô cũng có thờ một bức tượng bà cũng được đẽo lại bằng gỗ mít theo nguyên mẫu tượng xưa, nhưng nhỏ hơn và không quý bằng bức tượng gỗ nguyên thủy của dân làng Thiện Tân tạc hồi xưa. 

 

Du khách thập phương đi ngang qua miếu thường dừng lại thắp lên mộ bà cô bống Hiên 1 nén nhang để cầu xin sự bình an. 


Tại miếu bà Cô từng ghi dấu một sự kiện lịch sử quan trọng. Đó là vào ngày 10-4-1946, phái đoàn quân sự Pháp do đại tá quan năm Fehler (Tư lệnh khu miền Đông) dẫn đầu để dự hội nghị "bàn tròn" với lực lực Việt Minh ở miền Đông Nam Bộ bàn về việc thực thi hiệp ước đình chiến sơ bộ 6-3 (do Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký với Chính Phủ Pháp vào ngày ngày 6-03-1946). Phái đoàn Khu 7 có các ông: Phạm Thiều, Huỳnh Văn Nghệ, Võ Bá Nhạc, Lê Đình Chi làm đại diện và thay mặt Tư lệnh khu 7 Nguyễn Bình để đàm phán. Do hai bên bất đồng quan điểm (phía Pháp trịch thượng và đưa ra những yêu cầu vô lý ngang ngược như: đòi giải giáp vũ khí của lực lượng Vệ quốc đoàn Nam Bộ) nên đến ngày 16-4-1946, cuộc đàm phán chấm dứt trong tình trạng bế tắc, dẫn đến cuộc xung đột vũ trang tiếp diễn. Từ đó, miếu bà Cô bị quân Pháp đốt phá và chiếm đóng nhiều lần. 

Du khách phương xa thường hay ghé miếu thắp 1 nén nhang lên mộ bà bóng cô Hiên bớt hiu quanh. 


Mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, quân Pháp rút đi thì miếu bà Cô chính thức mới được trả lại cho dân làng thờ cúng. Cuộc trùng tu xây dựng miếu lớn nhất là vào năm 1970, do dân làng góp công góp sức. Năm 2006, miếu bà Cô tiếp tục được tu bổ, tôn tạo, xây lại cổng chính và có xây thêm hàng rào bảo vệ xung quanh. 

Hiện nay, miếu bà Cô đang được UBND tỉnh Đồng Nai công nhận và xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Nếu các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức và kịp thời và bổ sung thêm nhiều tư liệu hình ảnh lịch sử liên quan đến sự kiện này 10-4-1946 thì có như thế ngôi miếu cổ nằm lẻ loi, hiu quạnh hàng trăm năm ven sông Đồng Nai sẽ thành địa điểm tham quan về nguồn, tìm hiểu văn hóa lịch sử hết sức có ý nghĩa. 

BÙI TRƯỜNG TRÍ

Linh thiêng khu cổ mộ Thượng đẳng thần Trần Thượng Xuyên

đăng 02:10 23 thg 7, 2015 bởi Pham Hoai Nhan

Trần Thượng Xuyên (1655–1720), quê quán tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nguyên là tổng binh nhà Minh. Vì không quy phục triều đình Mãn Thanh nên ông cùng đoàn tùy tùng, tướng tá giông thuyền vượt biển Đông sang Đàng Trong (Việt Nam) xin tị nạn và lập nghiệp. Ông được coi là người có công khai khẩn, mở mang kinh tế, giao thương quy mô lớn tại vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.

Khu mộ cổ Trần Thượng Xuyên hiện tọa lạc tại làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Lê Quốc


Ông còn là một dũng tướng thao lược, nhiều lần giúp chúa Nguyễn cầm binh đánh dẹp giặc dã, mở rộng biên cương bờ cõi. Công đức to lớn của ông được nhân dân ghi tạc suy tôn thần tướng, kính trọng gọi “Đức Ông”, lập đền thờ tại đình Tân Lân (P. Hòa Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Còn riêng phần mộ ông hiện tọa lạc tại làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Hành trình tìm mộ với những “cơ duyên” lớn

Bãi đất hoang nơi có “mã Chệt” trước khi phát lộ tìm thấy mộ cổ (ảnh tư liệu do Ban Quý tế đình Tân Lân cung cấp)


Theo như trong tập sách “Thân thế và sự nghiệp Đức Ông Trần Thượng Xuyên”(lưu hành nội bộ của Ban quản lý di tích Đình Tân Lân) ghi lời các bô lão lưu truyền cho nhau: Sau khi ông Trần Thượng Xuyên mất, di hài được an táng trên khu thổ mộ của gia tộc tại vùng đất ở phía Bắc trấn thành Biên Hòa, thuộc huyện Phước Long, dinh Trấn Biên, phủ Gia Định (nay là làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Trải qua mấy thế kỷ, chinh chiến liên miên, vật đổi sao dời nên mộ Trần Thượng Xuyên đã bị mất dấu vết dưới lớp bụi dày thời gian. Đó cũng là niềm day dứt của hậu duệ họ Trần Thượng và Ban tế tự đình Tân Lân. Mãi đến năm 1994, nhờ ba cơ duyên lớn đến: thiên thời, địa lợi, nhân hòa nên Ban hội đình Tân Lân đã cất công đi tìm và xác định được vị trí ngô mộ cổ. Một trong những người có công trong hành trình tìm lại được mộ cụ Trần Thượng Xuyên là ông Lâm Văn Lang (thường gọi là Tám Hiền), hiện là Trưởng ban Quý tế đình Tân Lân.

Sau hàng trăm năm mất dấu vết thì vào năm 1994 mộ Trần Thượng Xuyên được tìm thấy và được giữ nguyên trạng mộ đá cổ như xưa. Ảnh: Lê Quốc


Năm 1991, sau khi đình Tân Lân được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia thì kế hoạch đi tìm lại khu mộ của Đức Ông được Ban hội đình Tân Lân họp bàn và quyết tâm phải tìm cho bằng được nơi yên nghỉ của tiền nhân. Năm 1993, cơ duyên đến bất ngờ, trong một lần ông Tám Hiền sang cúng chùa Thanh Lương (P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa), được Hòa thượng trụ trì Thích Thiện Khải nói, ông Tám Hiền phải tìm gặp cụ Bùi Văn Một (90 tuổi), người đang canh giữ đình thần Nguyễn Tri Phương gần đó, thì có khả năng biết được tung tích ngôi mộ của Trần Thượng Xuyên, hòa thượng nói. 

Từ những chữ Hán còn sót lại trên tấm bình phong mà các nhà nghiên cứu, khảo cổ xác nhận được vị trí mộ Trần Thượng Xuyên (ảnh tư liệu do Ban Quý tế đình Tân Lân cung cấp)


Quả thật, cụ Một là người sinh ra và lớn lên tại làng Mỹ Lộc (huyện Tân Uyên, tỉnh Sông Bé cũ). Cụ kể từ lâu đời ở làng Mỹ Lộc quê cụ có một khu mộ đá “bí ẩn” vô chủ, dân làng gọi là “mã Chệt”. Khu đất hoang đó rất linh thiêng, đến nỗi trâu bò không bao giờ bén mảng đến gần gặm cỏ, dân làng mỗi khi đi ngang qua khu mộ đá đó đều không dám chạy nhảy, nói lớn tiếng. Những năm chiến tranh ác liệt, dân quân du kích địa phương trên đường trở về chiến khu Đ, bị giặc phục kích thì chạy ẩn trú núp vào khu mộ. Thật kỳ lạ, quân địch dù cố gắng vạch cỏ truy lùng nhưng không bao giờ tìm thấy bóng dáng đối phương. Ông Huỳnh Văn Sanh, cựu chiến binh xã, kể lại từng trú tránh nơi đây và được Đức Ông che chở an toàn trước làn tên mũi đạn của quân thù...

Tấm bia đá hoa cương cao 2m2, rộng 1m70, phía trước ghi chữ Việt, phía sau ghi chữ Hán thể hiện tiểu sử và công trạng của danh tướng Trần Thượng Xuyên. Ảnh :Lê Quốc


Từ thông tin ít ỏi mà cụ Một cung cấp, linh cảm có thể “mã Chệt” là nơi an nghĩ Trần Thượng Xuyên nên Ban hội đình Tân Lân lập một đoàn đi khảo sát gồm 10 người, trong đó có cụ Một là người am hiểu về đất đai và ông Lương Muối, người thông thạo về Hán văn cổ. Đoàn đi tìm mộ đến làng Mỹ Lộc, hỏi thăm thêm một số bô lão làng Mỹ Lộc để xác định vị trí chính xác khu đất có “mã Chệt”. Đó là khu khu đất nằm sát bên tỉnh lộ 746, cây cối mọc um tùm, cỏ dại chen lút đầu. Sau khi phát dọn xong thì mới lộ thiên ra bốn ngôi mộ đá bị mưa gió đất cát che lấp và bào mòn hết các tấm bia mộ nằm rải rác khắp nơi. Trong đó, có ngôi mộ đá lớn nhất, có tấm bình phong án ngữ phía trước mộ còn sót vài chữ Hán. Nội dung dịch chữ Hán cho biết chủ nhân ngôi mộ là người họ Trần, quê quán tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Vị trí ngôi mộ lại nằm ở địa thế phù hợp theo thuyết phong thủy bền vững của người xưa: phía trước có ngọn núi đá lửa, phía sau có sông, dưới sông có lớp đá hàn. 

Nhân dân địa phương thường đến mộ Đức Ông cúng tế để thể hiện lòng thành và tri ân với các bậc tiền nhân có công với đất nước. Ảnh: Lê Quốc 


Trong lúc đó, chợt xuất hiện thêm một “nhân chứng” mới - ông Ba Tòng (cư ngụ thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên). Ông Ba Tòng kể với đoàn tìm mộ là ngay từ nhỏ mỗi lần được cha ruột là thầy giáo Giang (vốn là một ông đồ dạy chữ Hán nổi tiếng ở vùng Tân Uyên) dắt đi ngang khu “mã Chệt” đều nói trong đó có phần mộ của ông Trần Thắng Tài (tên chữ của Trần Thượng Xuyên), là một tướng quân xứ Đồng Nai, người từng xuất quân đi dẹp loạn giặc Cao Miên. Từ những cơ sở đó, Ban Quý tế đình Tân Lân cùng các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ xác định ngôi mộ đá lớn nhất trong khu “mã Chệt” chính là phần mộ ông Trần Thượng Xuyên và 3 ngôi mộ hoang phế còn lại có thể là mộ thân tộc hoặc cận vệ của ông... 

Nơi tham quan về nguồn tìm hiểu nguồi cội của ông cha 

Đình Tân Lân hiện tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Trị, P.Hòa Bình, TP.Biên Hòa, Đồng Nai được xây dựng từ năm 1905 để thờ Đô đốc Trần Thượng Xuyên. Ảnh: Lê Quốc 


Sau khi mộ Trần Thượng Xuyên được phát lộ thì Ban hội đình Tân Lân tiếp tục lên kế hoạch trùng tu, bảo quản. Thêm một “cơ duyên” nữa là gia đình chủ đất hiến toàn bộ diện tích hơn 500 m2 bao bọc khu mộ đá. Ban hội đình Tân Lân bắt đầu gia cố lại các trụ đá, thành mộ bị lún sụt, sạc lở và xây dựng cổng chính, bờ tường rào bao xung quanh. Sau đó, xây thêm một nhà tưởng niệm và dựng một tấm bia đá hoa cương cao 2m2, rộng 1m70, phía trước ghi chữ Việt, phía sau ghi chữ Hán tiểu sử và công trạng của danh tướng Trần Thượng Xuyên. Hàng năm, Ban hội đình Tân Lân đều tổ chức tảo mộ và cúng tế vào dịp thanh minh, lễ trùng cửu, ngày giỗ và lễ cầu an với tham dự của chính quyền cùng hàng trăm người dân. Đặc biệt, năm 2004, khu mộ cổ Trần Thượng Xuyên được UBND tỉnh Bình Dương công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. 

Theo lời ông Lâm Văn Lang (Trưởng ban Quý tế đình Tân Lân) bày tỏ rằng cũng có nhiều người sau khi thăm viếng mộ có nhiều thắc mắc hỏi ông như: Trần Thượng Xuyên từng được chúa Nguyễn ban danh hiệu cao quý “Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt”, đồng thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc phong "Thượng đẳng thần" thế mà phần mộ lại nhỏ nhoi, khiêm tốn, không xứng tầm với lăng mộ của những đại công thần triều Nguyễn cùng thời khác. Ông Lang lý giải trải qua hàng chục năm thất lạc, không ai chăm sóc, dưới tác động của tự nhiên thì kết cấu mộ bị hoang phế là đúng. Ban đầu khi xác định được mộ, Ban hội đình Tân Lân có ý định trùng tu, xây sửa, ốp đá mới lại hoàn toàn nhưng lại có ý kiến muốn giữ nguyên hiện trạng mộ đá để cho người tham quan còn thấy nơi đây phảng phát nét hoài cổ xa xưa. Kế hoạch sắp tới cũng có dự án tôn tạo mộ Trần Thượng Xuyên cho xứng tầm, nhưng vì khu mộ là di tích đã được xếp hạng muốn làm gì thì cũng phải xin phép và được sự đồng ý của ban ngành chức năng... 


Khu mộ của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ cách mộ Trần Thượng Xuyên khoảng 150m, cũng là nơi du khách thường ghé thăm viếng 


Cụ Lê Văn Để, người đang bảo vệ và chăm sóc khu mộ cho biết hàng ngày cụ đều mở cửa cho nhiều đoàn du khách đến từ các tỉnh, thành khác đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa, lịch sử và kiến trúc mộ đá cổ của người xưa. Và cũng thật đặc biệt cách mộ Trần Thượng Xuyên khoảng 150m là khu mộ của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ. Hai vị danh tướng xứ Đồng Nai: Đô đốc Phiên Trấn Gia Định Trần Thượng Xuyên và Thi tướng rừng xanh chiến khu Đ Huỳnh Văn Nghệ, dù sống cách nhau gần 3 thế kỷ nhưng lại có khá nhiều sự trùng hợp thăng trầm trong cuộc đời binh nghiệp . Và sau khi hai vị tướng ấy mất, lại thêm có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là cả hai ông đều chọn mảnh đất làng Mỹ Lộc, vùng đất địa linh nhân kiệt: phía trước có con sông Đồng Nai, dưới lòng sông có lớp đá hàn; sau lưng là ngọn núi đá lửa, làm nơi yên giấc ngàn thu. 

Cả hai khu mộ đều là di tích lịch sử và là nơi cho các bạn trẻ tham quan, về nguồn rất thú vị... Về nơi an nghỉ ngàn thu của những bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ mảnh đất phương Nam để chúng ta thấu hiểu tận tường công lao xương máu của bao lớp người xưa đánh đổi mới có được cuộc sống thanh bình hôm nay... 

BÙI TRÍ- Ảnh: Lê Quốc

Bí ẩn Cù lao ‘biến mất’ trên sông Đồng Nai

đăng 01:35 23 thg 7, 2015 bởi Pham Hoai Nhan

Ngoài Cù Lao Phố đã rất nổi tiếng, thì trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua Biên Hòa, có một cù lao nhỏ mang tên Cồn Gáo mà nhiều người còn nhớ đến. Trải qua bao cuộc biến thiên dâu bể, Cồn Gáo đã "biến" mất bởi sự tác động của thiên tai và nhân tai.


Một bức chụp hiếm hoi về Cồn Gáo năm 1966 của Daniel P. Cotts. (Nguồn ảnh : Internet)


Không phải ngẫu nhiên mà dư luận tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung vừa qua phản đối mạnh mẽ dự án lấn và lấp sông: "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" do Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư vì người dân rất lo ngại cho "số phận" của Cù Lao Phố bây giờ sẽ “trôi” mất như cù lao Cồn Gáo năm xưa bởi bàn tay con người tác động xuống dòng chảy sông Đồng Nai.

Cồn Gáo gắn với ký ức tuổi thơ

Những người lớn tuổi, sống lâu năm ở Biên Hoà thường hay nhắc về địa danh “Cồn Gáo” để gợi ký ức xa xăm. Hồi xưa có một cồn nổi thiên nhiên do bãi đất bồi phù sa lâu ngày tạo nên, dân địa phương gọi là Cồn Gáo. Tên gọi Cồn Gáo bởi vì trên đó có nhiều cây Gáo mọc. Cây Gáo (còn được gọi là cây thiên ngân) là cây gỗ cao tới 35m, thân tròn, thẳng đứng, vỏ cây khi còn non có màu nâu tro, tròn nhẵn, khi trưởng thành có màu nâu lợt. Hiện tại, cây Gáo còn mọc nhiều ở ven sông Đồng Nai. Còn ở huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cũng có một xã tên xã Cây Gáo.

Theo trí nhớ các cụ cao tuổi, trước đình Tân Lân hiện giờ có cái doi đất tự nhiên tên Cồn Gáo. Ảnh: Lê Ngọc Quốc


Vị trí Cồn Gáo được xác định nằm ở giữa khúc sông Đồng Nai đoạn trước đình Tân Lân (đường Nguyễn Văn Trị, P. Hòa Bình, Biên Hòa), cách cây cầu Hóa An hiện hữu khoảng 200m về phía hạ lưu. Trong tập hồi ký "Quê hương rừng thẳm sông dài" của “thi tướng rừng xanh” Huỳnh Văn Nghệ có một đoạn nói tới Cồn Gáo với những trận đua ghe ngo hào hứng trên sông Đồng Nai vào những năm 1930. Cũng trong bút ký "Theo dòng chảy Đồng Nai" (sắp xuất bản) của nhà văn Nguyễn Thái Hải có nhắc đến kỷ niệm hồi nhỏ khoảng những năm 1960, ông cùng bạn bè tiểu học hay "bơi" từ bên bờ sông chợ Biên Hòa qua Cồn Gáo để chơi hoặc chỉ để say sưa nghe người dân sống trên cái doi đất đó kể câu chuyện về cặp rắn thần "bí ẩn". 

Bờ sông ngày xưa, bây giờ được xây kè bờ kiên cố thành một công viên ven sông, nhưng ký ức về cái Cồn Gáo bị “trôi” mất luôn hiện hữu trong tâm thức người dân Biên Hòa. Ảnh: Lê Ngọc Quốc


Chúng tôi may mắn gặp được ông Nguyễn Văn Trắc (Ba Trắc), 82 tuổi, trí nhớ còn khá minh mẫn, nhà ở xóm lò Heo cũ (bây giờ là phường Hòa Bình). Lục lội trong ký ức, ông Ba Trắc nhớ diện tích Cồn Gáo chiều dài chừng hơn 30 thước và chiều ngang khoảng non 20 thước, nằm giữa sông Đồng Nai, bên này bờ là xóm Đình Tân Lân và bên kia bờ là Lò Lu xã Hoá An (TP.Biên Hòa). Lúc bấy giờ trên cồn chỉ có duy nhất một ngôi nhà mái tôn gia đình bà Tám biệt danh bà Tám Heo (vì bà nuôi nhiều heo nái). Lúc con nước cạn con nít có thể từ bên bờ này bơi qua bên đó được. Ông Ba Trắc còn nhớ rất rõ trên Cồn Gáo có 1 cây mận rất to, sai trái nhưng ăn chua lè chua lét. Sau này, Cồn Gáo có khoảng 7 hộ dân ra cất nhà sinh sống bằng nghề chài cá trên sông, tạo thành một cái xóm chài hiu quạnh...

Tại sao Cồn Gáo bị… “trôi” mất?

Trong ngôi đình cổ Tân Lân (P.Hòa Bình, TP.Biên Hòa) vẫn còn lưu giữ 1 bức tranh sơn dầu vẽ toàn cảnh Cồn Gáo. Ảnh: Lê Ngọc Quốc


Về nguyên nhân và thời gian trôi mất Cồn Gáo, đang có nhiều ý kiến khác nhau. Ông Ba Trắc nhớ lại vào năm 1952, năm Biên Hòa bị trận lũ lụt lịch sử khiến người dân nay vẫn còn bị ám ảnh với cái tên "lụt năm Nhâm Thìn" thì Cồn Gáo bị ngập liên tục mấy ngày trời. Lại thêm dòng nước lũ từ thượng nguồn hung hãn đổ về cuốn và san bằng tất cả cây cối, nhà cửa có trên Cồn Gáo. Sau cơn “đại hồng thuỷ nhấn” chìm toàn bộ đó, Cồn Gáo bắt đầu có hiện tượng xói mòn và sạc lở. Từ đó, cái cù lao nhỏ bé có dấu hiệu càng ngày bị thu hẹp nhỏ dần.

Bắt đầu từ thời điểm năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho khởi công xây dựng cầu Hóa An. Đây là cầu bê bông, trụ cầu gồm 1-2 hàng ống bê tông cốt thép đóng sâu xuống lòng sông Đồng Nai. Có người cho rằng do các cây trụ khổng lồ của công trình cầu Hóa An đã tạo nên một áp lực nước chảy mạnh hơn về phía Cồn Gáo gây hiện tượng sạc lở ngày càng nghiêm trọng (?). 

Sau năm 1975, trước nhu cầu bức thiết vật liệu để xây dựng các công trình dân sinh, thì cát trên con sông Đồng Nai được chính quyền tận thu, hút rất nhiều và bừa bãi. Thậm chí có ghe cập sát bờ Cồn Gáo để cạp và hút cát. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến Cồn Gáo càng bị thu hẹp tính bằng ngày.

Có ý kiến khoảng năm 1979 thì Cồn Gáo hoàn toàn "biến" mất, sau một trận mưa rất lớn. Tuy nhiên, ông Ba Trắc nhớ lại là vào tháng 12 năm 1984, vào buổi chiều khoảng hơn 16 giờ, đã xảy ra tai nạn cầu Hóa An bị gãy sập ngay đoạn giữa. Nguyên nhân của sự việc này là do đoàn xe gồm 4 chiếc xe Kamaz Ben (trọng tải xe 8 tấn/chiếc nhưng chất đầy đá mỗi xe đến 20 tấn) đi từ hướng mỏ đá Hóa An về Biên Hòa. Trước khi cầu sập có rất nhiều người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy trên cầu, hầu hết là công nhân và dân lao động trên đường về sau giờ làm việc. Điều may mắn dưới sông là đang có nhiều ghe đánh cá và tàu của cảnh sát đường sông đang tập trung gần Cồn Gáo đến cứu vớt kịp thời những người rơi xuống sông, nên không có ai thiệt mạng.

Vị trí Cồn Gáo ngày xưa được xác định nằm ở giữa khúc sông đoạn trước đình Tân Lân và cầu Hóa An. Cách cây cầu Hóa An hiện hữu khoảng 200m (đánh dấu X đỏ). Ảnh: Lê Ngọc Quốc


Ông Ba Trắc khẳng định cái Cồn Gáo bị "biến" mất hoàn toàn trên bản đồ sông Đồng Nai là có thể vào khoảng năm 1985 chứ không phải năm 1979. Ông Nguyễn Văn Niên, 55 tuổi, làm nghề chài lưới khúc sông này cung cấp cho chúng tôi thêm một thông tin: vào những ngày nước cạn thì đứng trên bờ vẫn có thể nhìn thấy mờ mờ cái nền đất còn sót lại của Cồn Gáo.

Như vậy, điạ danh Cồn Gáo trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua khu vực TP. Biên Hòa đã bị xóa sổ hoàn toàn do thiên tai và phần lớn cũng do nhân tai. Một số cụ cao niên mà chúng tôi đã gặp, khi nghe nhắc về hai chữ "Cồn Gáo", họ rất xúc động. Nhiều cụ tự dưng rưng rưng nước mắt. Có lẽ, tất cả họ còn hoài niệm ký ức xa xưa về tuổi thơ sông nước của mình gắn liền với cái doi đất hiếm hoi giữa sông, nay đã không còn.

BÙI TRƯỜNG TRÍ, Ảnh: LÊ NGỌC QUỐC

Núi Châu Thới, suối Lồ Ồ: Một thời chiến địa

đăng 08:46 7 thg 10, 2014 bởi Pham Hoai Nhan   [ đã cập nhật 08:48 7 thg 10, 2014 ]

Núi Châu Thới nằm cách trung tâm TP. Biên Hòa khoảng 5 km, có thể nhìn thấy khi ngồi uống cafe ở bất kỳ quán cafe nào bên bờ sông Đồng Nai. Trên núi có Châu Thới sơn tự, ngôi chùa có đông đảo khách thập phương lui tới. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh mà còn là nơi du lịch sinh thái hữu tình (xem: Núi Châu Thới). Còn suối Lồ Ồ ở cách đó không xa cũng đã từng là nơi ngoạn cảnh thiên nhiên tươi đẹp của bao nam thanh nữ tú (xem: Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối).


Thế nhưng cách đây gần 250 năm, chốn thiên nhiên hữu tình ấy là bãi chiến trường đầu rơi máu đổ của một trong những thời kỳ rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam.


Cảnh thủy mặc bên sườn núi Châu Thới. Ảnh: Phạm Hoài Nhân


Nói đến những sự kiện ấy phải nhắc tới một nhân vật khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam: Lý Tài.


Lý Tài là một người Hoa. Có tài liệu nói ông là một thương nhân, có sách lại nói là hải tặc. Sử sách triều Nguyễn thì có sách gọi một cách trân trọng là Lý tướng quân, có sách gọi là giặc Lý Tài. Điều chắc chắn là Lý Tài có đông thủ hạ và có tài chỉ huy. Khoảng năm 1773, Lý Tài cùng với một người Hoa khác là Tập Đình mang quân theo phò tá quân Tây Sơn của Nguyễn Nhạc tại Quy Nhơn và lập được nhiều công trạng. Thế nhưng đến cuối năm 1775 Lý Tài lại bỏ quân Tây Sơn để đi theo nhà Nguyễn, dưới quyền chỉ huy của Tống Phước Hiệp.


Mùa hạ năm 1776, Tống Phước Hiệp vào Nam, đưa Lý Tài ra mắt chúa Nguyễn. Bấy giờ Đỗ Thanh Nhơn (được xưng tụng là một trong Gia Định tam hùng, gồm Võ Tánh, Đỗ Thanh Nhơn và Châu văn Tiếp) đang là bậc công thân của chúa. Đỗ Thanh Nhơn nói thẳng với chúa: Lý Tài là đồ heo chó, dùng làm gì. Ngay từ đó Lý Tài và Đỗ Thanh Nhơn đã không ưa nhau.


Tháng 6/1776, Tống Phước Hiệp qua đời. Mất nơi nương tựa, Lý Tài bỏ nhà Nguyễn mà đi, kéo quân chiếm lĩnh núi Châu Thới, hùng cứ một phương. Lý Tài tự xưng đại vương như một thủ lĩnh Lương Sơn Bạc và truyền đổi tên Biên Hòa thành Biên Hùng trấn. Địa danh Biên Hùng bắt đầu có từ đó.


Núi Châu Thới chỉ cao 82 met, không cao lắm nhưng rất lý tưởng để lập doanh trại. Từ đây rất thuận lợi để tiến về Phiên Trấn (Sài Gòn) hoặc Trấn Biên (Biên Hòa), hoặc rút lên núi cố thủ.


Nhìn ở góc này, núi Châu Thới giống như một thành trì với hào sâu vây quanh. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2013.


Từ trên núi, có thể quan sát một vùng rộng lớn. Hiện giờ, khi trời quang từ đây có thể nhìn thấy tòa nhà Bitexco (TPHCM) cách xa 25 km. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2013.


Không ưa Lý Tài, Đỗ Thanh Nhơn nhiều lần kéo quân sang vùng núi Châu Thới đánh. Nhiều trân thư hùng diễn ra đẫm máu tại đây giữa Nghĩa Hòa đoàn của Lý Tài và quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn.


Trận đánh đẫm máu nhất diễn ra khoảng tháng 8 năm 1776. Trong trận này, khi quân Đông Sơn tiến đánh Lý Tài ở núi Châu Thới thì quân Lý Tài giả thua bỏ chạy. Họ phục binh tại Tân Bản Kiều (cầu ván mới), một chiếc cầu ở thượng nguồn Lộ Khê, tức là suối Lồ Ồ ngày nay, rồi đổ ra đánh quân Đỗ Thanh Nhơn tan tác.


Lúc bấy giờ Đông cung Dương của nhà Nguyễn bỏ Quy Nhơn vào Nam. Lý Tài nhận lời chiêu an của Đông cung và lại... theo phe chúa Nguyễn. Duệ Tông nhường ngôi cho Đông cung Dương, Đông cung trở thành Tân Chính vương. Lý Tài trở thành Bảo giá Đại tướng quân cho vương.(Xin chú ý rằng cùng là nhà Nguyễn, nhưng một đàng là Nguyễn Ánh đang được quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn phò tá, một đàng là Tân Chính vương được Nghĩa Hòa đoàn của Lý Tài "bảo giá").


Sự việc chưa dừng ở đó. Tháng 3 năm 1776, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến vào Nam. Việc chia rẽ của nhà Nguyễn là miếng mồi ngon cho Tây Sơn. Tại vùng Châu Thới - suối Lồ Ồ, quân Lý Tài bị đánh tơi tả. Lý Tài bỏ chạy về Ba Giồng (Châu Thành, Tiền Giang bây giờ) là nơi Nguyễn Ánh đang đóng với sự phò tá của quân Đông Sơn. Không có gì khó hiểu khi Lý Tài bị quân của Đỗ Thanh Nhơn giết chết tại đây.


Cuộc đời Lý Tài khá trùng khớp với câu Được làm vua - thua làm giặc. Từ Trung quốc tha hương sang Việt Nam có lẽ lúc đầu ông là thảo khấu (hoặc hải tặc), không có phe phái chính thống nào để phò trợ, ông sẵn sàng theo bất cừ phe nào miễn có lợi cho mình, và khi có điều kiện thì tự lập mình làm vua một cõi. Không có tầm nhìn chính trị và cũng không có thời cơ như Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Lý Tài quay cuồng trong cuộc chiến và bỏ mạng vô nghĩa.


Cũng cần nói thêm, Đỗ Thanh Nhơn - một trong Gia Định tam hùng, và là kẻ thù không đội trời chung với Lý Tài - chỉ 5 năm sau đã bị giết chết. Không phải bị quân Tây Sơn giết, cũng không phải bị tàn quân của Lý Tài phục hận, mà ông đã bị giết năm 1781 bởi chính tay Nguyễn Ánh. Một thời kỳ lịch sử đầy tối tăm và rối rắm!


Ngày nào đó ngồi uống cà phê bên dòng sông Đồng Nai, bạn hãy nhìn xa bên kia sông là núi Châu Thới để trầm ngâm. Giờ này nơi ấy là ngôi cổ tự yên bình với tiếng chuông, tiếng mõ, nhưng non xanh nước biếc còn đây vẫn ghi dấu bao oán thù chồng chất, bao thăng trầm dâu bể trên đời...


Rồng trên núi Châu Thới. Ảnh: Phạm Hoài Nhân


Phạm Hoài Nhân

1-10 of 24

Comments