18. Cuộc nổi dậy phá khám Trung tâm cải huấn Biên Hòa năm 1956

Nhà lao Tam Hiệp còn có tên là “Trung tâm Huấn chính Biên Hoà”, do chính quyền Ngô Đình Diệm dựng nên để giam giữ tù chính trị. Đây là một trong 6 nhà tù lớn của chính quyền tay sai Sài Gòn. Di tích trại giam hiện nay nằm trên đường quốc lộ I, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hoà.

          Năm 1976, nhà lao có 7 trại giam gọi tên chữ cái A,B,C,D, E,G và trại giam phụ nữ. Trong đó có các trại E,D,G và trại ngoại là nơi giam các chiến sĩ caxh1 mạng, đảng viên và người yêu nước. Trong nhà tù, những đảng viên cách mạng tìm cách liên lạc với nhau, xây dựng được một tổ chức Đảng để lãnh đạo đấu tranh. Tổ chức Đảng do đồng chí Nguyễn Duy Đán (Nguyễn Trọng Tâm) phụ trách. Có hơn 200 đảng viên sinh hoạt trực tiếp tại các chi bộ từng trại giam.

Sau một thời gian chuẩn bị, tổ chức Đảng trong nhà lao bằng đường liên lạc bí mật xin Liên tỉnh uỷ miền Đông, Ban binh vận Xứ uỷ tổ chức một cuộc phá khám. Một đội xung kích được thành lập khoảng 60 người. Các kế hoạch bị cho cuộc phá khám, vượt ngục cơ bản hoàn thành. Ngày 01 tháng 12 năm 1956 được chọn điểm thực hiện nhưng do bị trục trặc nên tổ chức dời qua ngày 02 tháng 12 năm 1956.

Đúng 17 giờ 45 phút chiều ngày 02 tháng 12 năm 1956, tranh thủ lúc những người tù còn tập trung đông đảo trước sân chính, ban tổ chức phá khám phát tín hiệu nổi dậy. Lập tức các đội xung kích tập kích mục tiêu phân công và đảng viên đồng loạt hô xung phong, phát động phá khám. Những cánh xung kích nhanh chóng theo kế hoạch cướp vũ khí, không chế lính bảo vệ, phá cửa nhà lao cho đoàn người vượt ra.

Mũi thứ nhất: do đồng chí Tạ Quang Huy chỉ huy tấn công kho súng, mở đường qua Quốc lộ I. Mũi thứ hai: do đồng chí Mìn, đồng chí Lem chỉ huy cướp súng cùng các chiến sĩ xung kích khống chế địch ở các lô cốt phía sau trại giam. Mũi thư ba do đồng chí Nguyễn Văn Lũy (tức đồng chí Hai Thông) và đồng chí Phan Văn Rô chỉ huy từ trại E đánh vào kho súng và văn phòng làm việc của Ban giám đốc trại giam. Mũi thứ tư do đồng chí Phạm Văn Còn, đồng chí Sỏi chỉ huy, tấn công nơi làm việc của giám đốc, chánh giám thị trại giam. Các đồng chí Hồ Phước Nhơn (Hồ Thảo) và đồng chí Tám Thạnh được phân công chặt đứt mọi đường dây điện thoại trong nhà tù.

Khi cánh cổng nhà giam bị phá, thì đoàn người từ các trại chạy ào ra cổng đông như nước vỡ bờ  chạy qua các ngả đường tỏa về các hướng. Trong 15 phút đầu, lực lượng xung kích hoàn toàn làm chủ tình hình. Lính địch trong nhà tù bị tấn công bất ngờ, vô cùng hoảng hốt, lo bảo tồn tính mạng nên chưa có hành động chống trả. Sau đó, lính địch mới kịp chấn chỉnh, vội vã nổ súng truy đuổi. Địch ở một số lô cốt đã dùng trung liên bắn xối xả ra hướng cổng trại và các chính trị phạm đang chạy khiến nhiều người bị thương và 23 người hy sinh; trong đó có một số chiến sĩ như Phan Văn Rô, và nhà báo Dương Tử Giang. Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp của chính trị phạm diễn ra trong vòng 40 phút. Nhiều cánh tù vược khác tìm cách thoát đi nhiều hướng tránh sự truy đuổi của địch nhiều ngày sau đó. Một số cán bộ, chiến sĩ, đảng viên đã vượt về chiên khu Đ an toàn. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, số tù nhân còn lại bị giam vào trại cho lính canh giữ nghiêm ngặt.

          Sự kiện phá khám Tân Hiệp là một tiếng vang lớn lúc bấy giờ, trong tình hình cách mạng miền Nam bị địch đàn áp, khủng bố nặng nề. Cuộc phá khám đã  giải thoát được 462 cán bộ, đảng viên trở về hoạt động cách mạng, thu được của địch hơn 40 súng các loại – là nguồn bổ sung người, vũ khí quan trọng cho phong trào cách mạng ở miền Đông Nam Bộ sau đó.

Comments