Di tích Đa Lắk nằm trên ngọn đồi của hệ thống rừng thuộc địa phận vườn quốc gia Cát Tiên, cách trạm Kiểm lâm Đạ Lắk khoảng 1 km về hướng đông nam. Ngọn đồi này nằm sát ven bờ dòng sông Đồng Nai. Trên quả đồi phủ kín cây rừng. Phía giữa đỉnh đồi có vết tích của một kiến trúc cổ đã bị sụp đổ. Trên bề mặt quả đồi có nhiều gạch vỡ và một số tám đan bằng đá nằm rải rác. Năm 1996, di tích được các nhà nghiên cứu tổ chức khai quật. Dấu tích kiến trúc được phát lộ là những mảng tường gạch được xây và bố trí theo chủ đích. Thế nhưng, cũng có dấu vết của nạn đào phá bừa bãi nên một phần kiến trúc bị phá vỡ, xáo trộn. Phần âm của di tích được phát hiện có dạng thức hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 2,35 mét theo hướng Đông – Tây. Tại di tích phát hiện được ệ thờ Yoni – sinh thực khí của người phụ nữ. Đặc biệt, trong phần âm của kiến trúc các nhà nghiên cứu tìm thấy một số hiện vật là mảnh gốm, bàn nghiền bằng đá, những mảnh vàng và vòng chiếc Linga bằng sa thạch. Linga là dạng sinh thực khí được cư dân cổ xưa tôn thờ. Chiếc bàn nghiền bằng đá có kích thước: dài 42 cm, rộng 17,50 cm, cao 13,50 cm. Mặt nghiền khá bằng phẳng và nhẵn. Phía thân còn lưu nhiều dấu vết ghè đẽo. Hiện vật bằng vàng gồm hai chiếc vòng nhẫn. Chúng được cấu tạo từ những sợi dây vàng uốn thành hình tròn, có đường kính khoảng 1 cm. Bộ hiện vật Linga – Yoni được phát hiện tại di tích khá độc đáo. Linga hình trụ một đầu nở to và một đầu thon dần (dài 68 cm, đường kính lớn 32,50 cm, đường kính nhỏ 25,20 cm) được làm bằng đá sa thạch màu xám trắng, được gia công bằng kỹ thuật đục đẽo, mài nhẵn. Yoni làm bằng đá sa thạch màu xám đen, dạng hình vuông (kích cỡ chiều cao 10 cm, chiều dài cạnh 95,50 cm) với kỹ thuật đục đẽo chính xác, góc cạnh ngay ngắn. Tại một cạnh có thêm phần nhô ra như máng nước. Bên trong bồn đục lõm thành hình vuông, phía chính giữa đục một lỗ tròn rộng. Có rãnh được đục từ bồn ra máng nước một cách tinh tế.Dầu phát hiện nằm rời nhưng có thể Linga và Yoni cùng chung một bệ với nhau. Linga được cắm giữa bệ Yoni như thường thấy trong các bệ thờ ở một số di tích tín ngưỡng của đạo Hindu. Di chỉ Đạ Lắk là một dạng dạng kiến trúc đền tháp được xây bằng chất liệu gạch – đá hỗn hợp khá quy mô. Niên đại được xác định vào khoảng thế kỷ thứ VII – VIII sau Công nguyên. Di tích là kiến trúc tín ngưỡng thuộc đạo Hindu, thờ thần Shiva. |