Di chỉ thuộc địa phận ấp 8 xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, nằm về phía tả ngạn sông Đồng Nai khoảng 800 mét về hướng Đông. Di chỉ được các nhà nghiên cứu khảo cổ học khai quật năm 1991. Trước khi khai quật, địa điểm này bị đào phá bởi nạn đào tìm cổ vật, tìm vàng nên bị xáo trộn khá nhiều trên bề mặt. Một số trụ đá và gạch nằm vương vải. Trên những dữ liệu thu thập, các nhà khoa học xác định di chỉ Nam Cát Tiên là một dạng kiến trúc đền tháp, có niên đại vào khoảng thế kỷ VII – VIII sau Công nguyên. Phần kiến trúc trên mặt đất đã bị phá hủy. Những dấu vết còn lại cho thấy có những tường gạch cao khoảng 2,5 mét trở lên. Nên của kiến trúc sạng hình vuông. Đặc biệt, có những loại gạch trang trí tại di tích được phát hiện như: gạch vạt xéo một đầu, gạch vừa gọt tròn và tạo ngàm ở hai đầu, gạch chạm nổi hoa văn lá cây cách điệu.Phần âm của kiến trúc có độ sâu khoảng 1,5 mét, được các tường gạch bao bọc. Phía trong các tường gạch này được chèn các lớp cát, đá xen kẽ nhau. Trong phạm vi di chỉ, phát hiện một bệ thờ có dạng khối trụ vuông bằng đá màu xám đen, được đục đẽo cẩn thận, góc cạnh vuông vắn gắn với phần chân đế. Di chỉ Nam Cát Tiên là một dạng kiến trúc tín ngưỡng, có kết cấu kiến trúc tương đồg với những di chỉ khác tìm thấy trong vùng rừng miền Đông Nam Bộ như Đạ Lắk, Đồng Bơ, Cây Gáo… |