06. Những hiện vật độc đáo bằng đồng của người cổ phát hiện ở Long Giao thuộc huyện Cẩm Mỹ

Tại sườn núi 57 – Long Giao, năm 1982, người dân địa phương đã phát hiện nhiều lưỡi qua làm bằng chất liệu đồng. Ngọn núi này vốn là một miệng núi lửa cổ, có tọa độ 1070 466’’ kinh đông, 100 4927’’ vĩ bắc.

Số lượng vũ khí bằng đồng được phát hiện khá lớn nhưng cơ quan chuyên môn chỉ thu thập được 17 tiêu bản trên 70 chiếc đã phát hiện. Tên gọi của loại vũ khí này là  Qua” làm từ chất liệu đồng. Bộ “Qua đồng” phát hiện ở Long Giao được xem là loại vũ khí có tính năng sử dụng trong chiến đấu, đồng thời cũng có thể là loại vũ khí biểu trưng cho quyền uy, vị thế của con người quan trọng trong cộng đồng.

Nhóm “Qua đồng” Long Giao có đặc điểm chung là kích thước và trọng lượng lớn. Hai mặt được trang trí hoa văn hình học tinh xảo và cân xứng nhau. Từng qua đồng được cấu tạo gồm: lưỡi, đốc, chuôi và hai cánh. Từng qua có thể lượng khác nhau.

          Địa điểm Long Giao là di tích đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam phát hiện nhóm qua đồng có số lượng lớn nhất (thu được19/70 tiêu bản do nhân dân địa phương tìm thấy ).

          Các nhà nghiên cứu cho biết có mối quan hệ của qua đồng Long Giao với các trung tâm văn hoá cổ khác ở Việt Nam và Đông Nam Á lục địa như: Đông Sơn (miền Bắc), Dốc Chùa (Bình Dương), Bàu Hòe (Bình Thuận), đông bắc Thái Lan…

          Sự phát hiện qua đồng Long Giao cho thấy người cổ Đồng Nai đã biết đến luyện kim ở trình độ cao. Sự thể hiện tài tình các hoa văn trang trí trên các qua đồng cho thấy nét tinh tế trong sáng tạo thẩm mỹ, sự sáng tạo của những con người tài năng. Đây chính là thành quả của một phức hợp kỹ thuật đỉnh cao của người tiền sử Đồng Nai. Niên đại của qua đồng Long Giao được xác định vào nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, cách đây khoảng 2.500 năm.

          Tại Long Giao còn phát hiện được một tượng thú bằng đồng. Tượng thể hiện hình con trút (tên tê). Tượng tả thực với hình dáng con trút với thân hình nhiều vảy, dáng đứng tự nhiên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tiêu bản hiện vật này có cùng niên đại với những chiếc qua đồng đã phát hiện. Phải chăng, tượng con trút tìm thấy ở Long Giao là biểu hiện một tín niệm con vật đựơc thờ của cư dân cổ?

          Cùng với những hiện vật được phát hiện trong các vùng phụ cận, Long Giao là một địa bàn có nhiều dấu tích của con người tiền sử – thời đại sắt sớm trước Công nguyên.

Comments