01. Các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Đồng Nai trước năm 1903

Danh mục đầy đủ các nghề thủ công truyền thống ở Biên Hoà hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX gồm có:

- Khai thác gỗ, nghề mộc (làm nhà, đóng đồ gỗ: nổi tiếng ở chợ Đồn), nghề đóng ghe xuồng (Tân Triều Tây, Tân Ba, Phước Thiền), nghề tiện (Hiệp Hưng, An Lộc), nghề chạm khắc gỗ (phần đông gốc thợ Thủ Dầu Một).

- Nghề đan lát bằng tre, mây (chà vông, tàu, cát, nước, rút, rát, đước, rá nước mọi), song mật, lá buông, mật cật (đặc biệt đan mũ bằng lá buông ở Long Thành, Phước Tân, Vĩnh Phước).

- Nghề dệt chiếu, đệm (lát, bàng, dên, cám, nhỏ, lùng).

- Nghề khai thác dầu cây/ nhựa (sao, vên vên), dầu rái.

- Nghề hầm than (từ các loại cây cầy, cò ke, ré, cơm nguội).

- Nghề làm thuốc nhuộm (từ cây dâm, cây sang, cà chi, vỏ vang lang).

- Nghề lấy mật và sáp ong (ở Bình Lâm Thượng, Phước Vĩnh Hạ).

- Nghề làm đường (Tân Triều).

- Nghề gốm và làm gạch ngói (Tân Hoà, Tân Thiền, Tân Vạn, Bửu Long).

- Nghề đúc (ở Bình Thạnh và Nhị Hoà, chủ yếu đúc chuông, chiêng, nồi đồng và lưỡi cày sắt).

- Nghề làm đá xanh/granit (Bạch Khôi, Bình Điện, Tân Lại, Bình Trị, Bình Thạnh), khai thác đá ong/latêrit (Bình Đa, Nhựt Thạnh, Tân An, Tân Bản, Bình Dương, Long Điền, Phước Tân, An Lợi, Bình Ý, Tân Mai, Vĩnh Cửu, Tân Phong, Bình Thành, Long Thuận, Phước Long và Phước Kiển).

Comments