14. Bộ sưu tập gốm từ sông Đồng Nai

Sông Đồng Nai – đoạn chảy qua Biên Hòa và các cù lao phụ cận như vết son duyên dáng tô điểm cho thành phố này thêm thơ mộng, trữ tình. Vùng sông này, ngoài những lợi ích được con người khai thác phục vụ cho đời sống, còn là nơi ẩn chứa trong lòng nó nhiều điều kỳ thú.

Dưới lớp phù sa của dòng sông này, trong suốt nhiều năm qua, người dân đã tình cờ tìm thấy, vớt được những cổ vật của những thời kỳ văn hóa phát triển trước đây trên vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Tại xã Tân Hạnh, một công trình khai thác cát đã đưa một tượng đá cổ đồ sộ. Đó là tượng thần Vishnu với tư thế đứng, trong tay cầm giữ những linh vật tượng trưng cho nhân sinh vũ trụ của tôn giáo cổ Brahma. Tượng được tạc một cách hoàn mỹ từ chất liệu đá sa thạch màu xám đệm, niên đại được xác định từ thế kỷ VII – VIII (Sau Công nguyên). Sau này, một công trình khai thác cát khác tìm thấy được những hiện vật liên quan đến các vị thần cổ như Vishnu bằng đá, bệ và phần dưới tượng thần Uma...Đây là những cổ vật quí giá phản ánh về tôn giáo cổ.

Nhiều người dân chài cũng vớt được những đồ cổ bằng nhiều chất liệu jkhác nhau như đồng, đá, gốm...trên đọan sông chảy qua Biên Hòa. Đó là những vật qúy, là nguồn tư liệu qúy cho việc nghiên cứu vùng đất Đồng Nai. Tiếc thay, theo tay những kẻ buôn bán đồ cổ, một số cổ vật bị tẩu tán, bán đi.Một số giao cho cơ quan bảo tàng lưu giữ, trong đó có tượng thần nói trên.

Thời gian gần đây những người lặn bắt tôm trên sông Biên Hòa đã vớt lên những bình gốmcổ lẫn trong lớp cát phù sa giữa lòng sông. Từ những phát hiện lẽ tẻ đã dẫn đến kết qủa khá khả quan trong việc thu thập hiện vật. Hằng trăm hiện vật đủ các lọai chất liệu phát hiện dưới sông được sưu tầm bảo quản. Trong bộ sưu tập này hiện vật gốm chiếm tỷ lệ nhiều nhất và một số được chọn lọc trưng bày cho công chúng thưởng ngọan.

Theo kết quả phân loại thống kê và chỉnh lý của Bảo tàng Đồng Nai, tổng số hiện vật gồm:

  • Loại hình nồi: 62 hiện vật. Chúng có niên đại khoảng thế kỷ XVII trở về sau.
  • Loại hình nắp đậy: 56 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVI – XVII hoặc muộn hơn. D9ặc biệt, có 4 hiện vật được xác định vào khoảng thế kỷ IX – X.
  • Loại hình Au: 17 hiện vật. Niên đại gần gũi với truềyn thống gốm Ang Co giai đoạn từ thế kỷ XII – XIII.
  • Loại hình Cối: 154 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVI đến XIX.
  • Loại hình Bát: 39 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVI - XVIII.
  • Loại hình Trách: 22 hiện vật. Niên đại khoảng giữa thế kỷ XVII.
  • Loại hình Chậu: 17 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVII trở về sau.
  • Loại hình Ấm có quai: 31 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVII - XVIII.
  • Loại hình Bình vôi: 31 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVI - XIX.
  • Loại hình Ống nhổ: 41 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVI – XVIII.
  • Loại hình Lọ: 133 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVI - XVII.
  • Loại hình Đĩa đèn, chân đèn: 53 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVI đến XIX.
  • Loại hình Bình con tiện: 70 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XII - XIII.
  • Loại hình Vò có quai: 30 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVI – XVIII.
  • Loại hình Vò không quai: 97 hiện vật. Có hai loại. Một số có niên đại khoảng thế kỷ XII – XIII; số khác có niên đại từ thế kỷ XVII - XVIII.
  • Loại hình Kendy: 10 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XII – XIII. Đặc biệt có 2 hiện vật niên đại thừ thế kỷ I – VIII.
  • Loại hình Hũ: 42 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XVI – XVII.
  • Loại hình Chum, ché: 8 hiện vật. Niên đại khoảng thế kỷ XII – XIII.
  • Các loại bình khác như bình đáy nhọn (5 hiện vật), bình cổ nhỏ miệng hẹp (10 hiện vật), niên đại khoảng thế kỷ IX – X; bình chóp đáy bằng (5 hiện vật), bình hình cầu đáy lồi tròn (3 hiện vật), niên đại khoảng thế kỷ XII – XIII.

 Ngoài những loại hình nêu trên, trong sưu tập còn có một số hiện vật như: siêu, đĩa sứ, đĩa sứ, hộp…có niên đại khoảng thề kỷ XVII – XVIII trở về sau.

Một số còn nguyên dạng và một số bị vỡ. Hầu hết các loại hình hiện vật phong phú về kiểu dáng, hoa văn và kỹ thuật chế tác.

Sưu tập hiện vật gốm cổ dưới sông Đồng Nai rất đa dạng từ chất liệu, kiểu dáng, chủng lọai và phong cách. Hầu hết đây là những sản phẩm phục vụ cho sinh họat đời sống. Từ những chiếc bình, ché, vò...cao lớn, nồi, ấm, tách, lọ, chum khạp, chậu đèn, bình vôi... Chúng được làm từ đất sét mịn. Tùy theo chủng lọai và công năng mà mỗi thứ được pha thêm những chất liệu phụ gia như cát, bã thực vật.... Số lượng gốm này phần lại được chế tác bằng kỹ thuật bàn xoay, một số bằng khuôn tay. Mảng trang trí cũng như tạo dáng cũng rất phong phú. Như nồi đất giả đồng có nhiều kích cở hoa văn vạch vòng chung quanh khác nhau; Sưu tập bình gốm có nhiều kiểu hoa văn, tạo dáng cách điệu, khác biệt, nhiều hình nhiều vẻ. Riêng sưu tập bình vôi từ lớn đến nhỏ có lọai tráng men. có lọai không với những kiểu tay cầm đa dạng. Bình thì được trang trí bởi những hoa dây lá cách điệu, bình thì chạm nổi những con ve... rất đa dạng.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Sưu tập gốm cổ dưới sông Đồng Nai là sưu ntập đa văn hóa. Chúng mang những truyền thống văn hóa xuất xứ từ những vùng đất khác nhau. Đó là truyền thống tiền Angkor-Angkor, truyền thống gốm Nam bộ, gốm Duyên Hải, Hoa Nam, gốm Đại Việt và truyền thống gốm thô. Niên đại của bộ sưu tập gốm cũng khá phức tạp. Từng lọai kiểu của chúng làm vào những khỏang thời gian khác nhau. Nhìn chung niên đại tòan bộ sưu tập gốm cổ này kéo dài từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ thứu XIX. Điều đặc biệt là chúng hội tụ đến bất ngờ trên vùng sông Đồng Nai đọan chảy qua Biên Hòa. Và đây cũng là một câu hỏi mà các nhà nghiên cứu đang dày công giải đáp về sự hiện diện của bộ sưu tập gốm đa dạng, phong phú này trên khúc sông được định vị này. Trên vùng đất Đồng Nai qua các cuộc khai quật, người ta đã phát hiện sự có mặt của gốm trong các địa tầng văn hóa. Những hiện vật gốm có niên đại hàng nghìn nămtrong các di chỉ khảo cổ học cho thấy sự ra đời rất sớm của nghề gốm trên vùng Đồng Nai. Trong dòng chảy lịch sử, vùng đất trù phú này đón nhận nhiều thế hệ các lớp cư dân từ khắp nơi đến khai khẩn, tạo dựng. Vùng đất vốn có nhiều đất sét này là một trong những điều kiện thuận lợi cho nghề gốm phát triển. Trong quá trình cộng cư này đã diễn ra sự hội nhập các tộc người Việt, Hoa, Chăm, Khơ Me...mà dấu tích còn lưu lại cho đến ngày nay.

Bộ sưu tập gốm cổ được phát hiện dưới sông D9ồng Nai ngoài tính bản địa của chúng còn có những hiện vật từ các miền đất khác du nhập vào. Từ phong cách, kỹ thuật của bộ sưu tập gốm cho thấy sự đa dạng, phong phú không chỉ về chủng loại mà còn ở xuất xứ, nguồn gốc.

Vì nguyên cớ nào những loại sản phẩm này có mặt trên vùng đất Biên Hoà – Đồng Nai ? Không chỉ riêng bộ sưu tập hiện vật đã được phát hiện này mà trong các đợt điều tra trên sông D9ồng Nai tại các địa điểm Cù lao Phố, Cù lao Rùa, vùng Bến Gỗ...các nhà chuyên môn đã xác định được các lò gốm cổ và những đoạn sông còn ẩn chứa vô số đồ gốm mà chúng ta chưa có điều kiện thu thập.

Phải chăng từ bộ sưu tập gốm cổ này với nhiều khung niên đại gợi lên cho chúng ta về một trung tâm thương mại cổ xưa từng phát triển mạnh ở Biên Hoà. Tính chất cảng thị và sự giao lưu buôn bán đã bắt đầu trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên. Và đó cũng chính là những tiền đề cho vùng đất Biên Hoà – Đồng Nai phát triển với thương cảng Nông Nại Đại Phố với quy mô tầm cở ở khu vực nam bộ được sử sách nhắc đến vào thế ky XVII – XVIII cho đến khi bị triệt hạ hoàn toàn. Địa danh thương cảng này được xác định là vùng Cù lao Phố, xã Hiệp Hoà, thành phố Biên Hoà ngày nay với địa thế thuận lợi cho việc thông thương đường thuỷ khi nó nằm giữa hai nhánh rộng của sông Đồng Nai.

Lòng sông Đồng Nai vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Sự phát hiện bộ sưu tập gốm cổ cũng như các cổ vật khác từ nhiều chất liệu khác sẽ là một nguồn tư liệu quý giá giúp cho việc nghiên cứu về vùng đất Đồng Nai – Gia Định trong suốt tiến trình lịch sử đã qua. Hy vọng qua những kết quả phát hiện, điều tra liên ngành trong thời gian qua và những kế hoạch trong tương lai, sẽ là những cơ sở để làm sáng tỏ được quá trình hội nhập, giao thoa của nhiều nền văn hoá cổ, của các tộc người trong từng thời kỳ lịch sử đã từng sống trên vùng đất phương Nam của Tổ quốc.

Ths Phan Đình Dũng
Comments