Căn cứ vào dạng tồn tại của sản phẩm hay giá trị văn hóa, người ta thường phân lọai thành “văn hóa vật chất” và văn hóa “phi vật chất” (“physical culture” và “non - physical culture” ) gần đây, UNESCO sử dụng thuật ngữ “tangible culture” (văn hóa phi vật thể) dùng thuật ngữ nào thì văn hóa phi vật thể cũng được hiểu : đó là sáng tạo truyền thống của một cộng đồng văn hóa được thể hiện bởi một nhóm cá thể và được nhìn nhận như là những khát vọng của cộng đồng; chúng phản ánh bản sắc văn hóa và xã hội của nó. Những chuẩn mực và giá trị của foklore được truyền miệng bằng cách mô phỏng, bắt chước hoặc cùng các biện pháp khác. Hình thức của folklore cùng với những thứ khác có ngôn ngữ, văn học âm nhạc,múa, trò chơi, thần thọai, nghi lễ phong tục, nghề thủ công kiến trúc và các nghệ thuật khác … Do tính chất của mình văn hóa phi vật thể được truyền miệng, lưu giữ trong trí nhớ, tình cảm, tư tưởng của chủ nhân nên nó chiếm vị trí quan trọng trong tổng thể văn hóa dân tộc và rất dễ mai một, nếu không chú ý bảo tồn và phát triển. Nhận được ý nghĩa như vậy, UNESCO đã có một chương trình bảo vệ và phát huy “di sản văn hóa phi vật thể” (The intangible culture heritage) trên phạm vi tòan cầu. Nhiều hội nghị quốc tế mở ra được đông đảo các nhà khoa học hưởng ứng. Và các nhà khoa học đều nhìn nhận vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của văn hóa phi vật thể và nỗ lực, phối hợp cùng nhau trong việc bảo tồn, phát huy vốn quý này. Tính cấp thiết của văn hóa phi vật thể các dân tộc trên thế giới đều giống nhau nhưng nó biểu hiện khác nhau trong đời sống của mỗi dân tộc. Vì thế, mỗi quốc gia đều chọn cho mình con đường và cách tiếp cận phù hợp. Hiện nay, các quốc gia trong khu vực Châu A Thái Bình Dương (giàu cũng như nghèo phát triển cũng như chưa phát triển) đều chương trình hóa các họat động bảo vệ phát huy văn hóa phi vật thể ở các lĩnh vực; ngôn ngữ nghệ thuật biểu diễn, truyền thống truyền miệng, phong tục tập quán, nghề thủ công kinh nghiệm sản xuất; quan niệm về ăn, mặc ở, chữa bệnh … Ngay ở địa bàn của mỗi nước, văn hóa phi vật thể cũng biểu hiện không đồng nhất trong các cộng đồng dân tộc cho nên việc bảo tồn, phát huy nó ở từng vùng từng dân tộc cũng có biện pháp và chính sách không giống nhau trên cơ sở chương trình thống nhất của quốc gia. Cách làm của Nhật. Trung quốc, Singapo…… được nêu thành kinh nghiệm quý. Ở Việt Nam, vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc được nêu nhiều trên sách báo nhưng còn bề bộn công việc phải làm trên thực tế. Sự mai một dần của những giá trị văn hóa phi vật thể được khua chuông báo động nhiều lần, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một chương trình quốc gia mang tính khả thi nhằm làm kim chỉ nam cho các vùng, các tỉnh cùng thực hiện cho thống nhất và phù hợp thực tế. Điểm riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, một tỉnh vùng kinh tế trọng điểm. cũng thấy đủ thực trạng và cấp thiết của việc bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể mang hình bóng của cả nước. Nhà bè nước chảy phân haiAi về Gia Định , Đồng Nai thì về Câu ca ấy cho thấy, từ xa xưa mảnh đất Đồng Nai đã có lực thu hút khách phương xa, không phải vì lý do kinh tế. Có một vẻ đẹp thuộc lĩnh vực phi vật thể khiến cho Đồng Nai bén duyên với người xa xứ : Rồng chầu ngòai Huế Ngựa tế Đồng Nai Nước sông chảy lộn sông ngòai Thường người xa xứ lạc lòai tới đây Đến đây thì ở lại đây Bao giờ bén rễ xanh cây thì về. Cho nên, khi nói Đồng Nai giàu đẹp, người địa phương cũng như khách phương xa đều cảm nhận vẻ đẹp ơ tấm lòng quí hơn sự giàu có về sản vật , của cải. Vẻ đẹp ấy là vốn quí , là niền tự hào của Đồng Nai, trong nó mang bóng dáng, cốt cách, tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao năm tháng , nó được duy trì và phát triển trong tư tưởng tình cảm con người; bằng mắt bằng tay không thể thấy được, không thể sờ được. Nay trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hóa; hiện đại hóa; liệu vốn quí ấy còn mất ? Nó được biểu hiện như thế nào? Sẽ ra sao? đó là điều xã hội đang quan tâm nhưng câu trả lời đang còn nhiều ẩn số . Tỉnh Đồng Nai hiện nay chỉ là một phần của xứ Đồng Nai nổi danh khi xưa. Tên hành chính có thay đổi, đơn vị hành chính nhiều lần tách nhập nhưng xứ Đồng Nai vẫn là vùng văn hóa không thể chia cắt trong đời sống tinh thần của người địa phương. Di chỉ khảo cổ cho thấy con người có mặt ở đây từ nhiều ngìn năm trước, là chủ nhân của nền văn hóa rực rỡ với sáng tạo phong phú và trình độ chế tác cao. Người việt chuyển đến sinh sống muộn hơn, có thể rải rác từ trước năm 1650, đến năm 1679 có sự xuất hiện của tập đoàn người Hoa Trần Thượng Xuyên; năm 1698 chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Cảnh vào khai sinh hành chánh cho vùng đất này, Tiếp đó nhiều đợt di dân từ Ngũ Quảng, từ Châu thổ sông hồng vào lập nghiệp ở xứ Đồng Nai với nhiều lý do khác nhau. Người Việt từ nơi xa chuyển đến Đồng Nai mang theo hình bóng quê hương mình tạo thành cộng đồng đa sắc thái văn hóa cho xứ Đồng Nai. Đặc điểm đáng chú ý của văn hóa xứ Đồng Nai là sự đan xen, hội nhập của nhiều nguồn văn hóa trên cơ sở kết tinh cái đẹp, cái phù hợp của các giá trị văn hóa khắp nơi trong nước tạo thành bản sắc; rộng mở, năng động, nhạy cảm, với cái mới, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, dễ hòa nhập với thiên nhiên và cộng đồng; và do vậy cũng dễ biến đổi, thu nhận cả cái tốt lẫn cái xấu. Đặc điểm này mang đường nét bản sắc văn hóa Việt Nam đang trên đường giao lưu, hội nhập với thế giới. Từ ngưỡng cửa này, có thể hình dung diện mạo của một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh được tinh hoa văn hóa nhân lọai mà chúng ta đang cần hướng đến. Một ví dụ nhỏ cũng đủ cho thấy sự đan xen, hội nhập kết tinh của nhiều yếu tố văn hóa “Hát bóng rối” là một hình thức diễn xướng dân gian quen thuộc ở Đồng Nai, trong đó điệu múa, lễ vật đậm nét chăm, nghi thức kiểu người Hoa, trò diễn vui vẻ mang dấu ấn của trò chơi dân gian Nam bộ ….. Đó không phải là một phép cộng toán học mà sự kết tinh cái đẹp phù hợp thị hiếu thẩm mỹ của người địa phương. Với đặc điểm như thế. Vốn văn hóa phi vật thể ở xứ Đồng Nai dồi dào phong phú, giàu vẻ đẹp trên nhiều lĩnh vực hình thành tài sản quí báu cả về số lượng và chất lượng. Nó chưa trong trí nhớ, cảm xúc và kinh nghiệm của dân gian, lệ thuộc vào tuổi tác, sinh họat của chủ nhân và không phải muốn khai thác lúc nào cũng được . Tiếc thay từ sau ngày thống nhất đất nước đến nay, mỗi năm, chúng ta đều kiểm kê tài sản từ cái xe, cái tủ cái bàn cái ghế ….nhưng chưa một lần tính chuyện kiểm kê tài sản văn hóa phi vật thể ở xứ Đồng Nai chưa xác định giá trị của nó chưa được hiểu hết, sự vận động giao lưu biến đổi của nó chưa biết được và đương nhiên , chưa có biện pháp hữu hiệu để giữ gìn và phát huy. Một vài khảo sát riêng lẽ cho thấy ở Đồng Nai, vùng đất mới cho nên không có thần thọai bản địa; ít truyền thuyết( hầu hết là truyền thuyết địa danh hoặc gắn với nhân vật lịch sử) truyện cổ tích khá phong phú, phần lớn giải thích về hoa trái, muông thú, địa danh và các đình chùa, miếu mộ ở địa phương. Trong các hình thức tự sự, yếu tố hư cấu ít tham gia vào câu chuyện, nhường phần cho sự phân tích gần với logic khoa học. Theo hồi ức người già, những điệu hò cấy, hò chèo ghe, hò xay lúa khi xưa từng làm sôi động các bến sông, đồng lúa ở long thành, Nhơn Trạch Biên Hòa, Tân uyên…Nhưng sự phát triển công nghiệp dần dà tiễn đưa các hình thức này đi vào qúa khứ theo những người lớn tuổi. Người sưu tầm ở Đồng Nai thường chạm vào ký ức vừa dí dỏm vừa tiếc nuối của nghệ nhân lớn tuổi: Câu hát tui đựng một vòĐến khi mở nắp nó bò lu bu Câu hát tui đựng một lu Đến khi mở nắp chổng khu đi tìm Gần đây, do tín hiệu xanh “giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” trong nhân dân dậy lên “cơn sốt” khôi phục lễ hội; có cả lễ hội truyền thống cổ truyền lẫn những lễ hội biến tướng hoặc vụ lợi. Các lễ hội. Cúng đình , cúng miếu. Dinh cô, đền nam hải ... Tới các sinh họat: Hầu Bà, Chặp Địa – Nàng, Hát bóng rỗi trở lại với dân gian sau nhiêu năm vắng bóng. Bên cạnh đó các hiện tượng buôn thần bán thánh cũng phát triển ngày càng tinh vi, phức tạp riêng đối với đồng bào dân tộc, người Châu ro, Mạ, Stiêng … trước đây trọn lòng trọn dạ với cách mạng, nay đang có xu hướng ngã theo lực hút của kinh thánh tin lành. Rõ ràng, tâm linh của dân gian vẫn luôn thôi thúc và đang đi tìm chỗ đứng. Nếu Đảng và nhà nước không chăm sóc, vùng trồng đúng mức phải chăng nó nảy mầm theo hướng khác. Đồng Nai đang bước nhanh trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa là vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Hơn lúc nào và ở đâu hết, vốn di sản văn hóa phi vật thể đang cọ sát với nhịp sống công nghiệp, với xu hướng tin học hóa, quốc tế hóa đang bật lên tiếng kêu đòi hỏi có sự chú trọng thích đáng. Sự chú trọng thích đáng cần nhất cho hiện nay là một chính sách khẩn trương trân trọng trong việc kiểm kê, đánh giá phân lọai bảo tồn và làm phát triển vốn di sản văn hóa phi vật thể ở địa phướng như các nước trong khu vực từng làm. Đã chậm; nhưng có còn hơn không. Bởi vì thời gian không đợi ai cả, tiền của không mua được những văn hóa phi vật thể đã mất . TS Huỳnh Văn Tới |
Văn hóa Đồng Nai >