Có con người là có sinh hoạt văn học - nghệ thuật. Văn học - nghệ thuật ở Biên Hòa - Đồng Nai là thành qua lao động sáng tạo của người Đồng Nai, được hình thành trong quá trình tích hợp, cộng sinh của người Việt gốc Trung bộ, Bắc bộ với người Hoa nhập cư và các cư dân bản địa; phản ảnh và cải biến theo sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Văn miếu được xây dựng năm 1715 ở Bình Thành - Tân Lại (nay thuộc thành phố Biên Hòa) được xem là dấu ấn của sự tôn vinh nền văn học - Nho giáo phát triển sớm ở Biên Hòa - Đồng Nai. Tuy nhiên, do chiến tranh, lọan lạc; tác phẩm văn chương chữ Hán còn lại không nhiều; phải đến đầu thế kỷ XX mới được khởi sắc với tên tuổi của các nhà trước tác làm quan như Trịnh Hoài Đức, và đến sau Cách mạng Tháng Tám mới đậm nét dòng văn học Cách mạng với các nhà văn tiêu biểu: Huỳnh Văn Nghệ, Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn. Trước năm 1715 và liên tục trong suốt 300 năm qua, dòng mạch văn học - nghệ thuật dân gian được bảo tồn, lưu truyền và phát triển liền mạch trong cộng đồng dân tộc; có đứt gãy và tổn thất do sự áp đặt văn minh ngoại nhập của nhà nước thực dân, nhưng cốt lõi của vẻ đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn được bảo tồn. Có thể nói, sắc thái nổi bậc của văn học nghệ thuật truyền thống của Biên Hòa - Đồng Nai là: Có sự tích hợp hỗn dung nhiều nhân tố của các hệ văn hóa: Bắc - Trung - Nam, nhập cư - bổn địa, Đông - Tây, truyền thống – hiện đại; thích ứng nhanh nhạy văn cái mới; rộng mở trong giao lưu; hài hòa trong nếp sống; nhân nghĩa trong lối ứng xử, tiến bộ nhanh với khoa học kỹ thuật mà không xa cội quên nguồn. l. Văn học dân gian: Kho tàng văn học lưu truyền trong dân gian chủ yếu bằng cách truyền khẩu, gồm nhiều dạng: Tự sự và trữ tình dưới hình thức truyện kể, thơ ca, hò vè.... Những tác phẩm truyền khẩu này do truyền đời qua nhiều thế hệ, phân tán theo quá trình lan tỏa cộng đông cư dân, bị tổn hại trong chiến tranh, chưa từng được sưu tập có hệ thống... cho nên đến nay đã mai một nhiều, một số không ít đã thất truyền số còn lại phần lớn trong dạng ''mảnh vụn được chắp vá''; nhiều dị bản còn tồn nghi; nhiều nội dung chưa được hiểu đầy đủ. Chỉ với số ít truyện kể, thơ ca, hò vè được sưu tầm trong thời gian gần đây đủ cho thấy kho tàng văn học dân gian của người xưa rất phong phú, giàu giá trị nhân văn, đậm màu sắc địa phương 1.1. Truyện kể: Ở đồng bào các dân tộc ít người, truyền kể là tài sản tinh thần quan trọng; đó là: “lịch sử” là luật tục, là hình mẫu nếp sống cổ truyền của cha ông đồng thời cũng là cách để thư giãn tinh thần. Truyện kể của người Châu Mạ, Châu Ro, Xiêng thường tự sự dưới hình thức văn vần; già làng thường kể truyện trong không khí sinh hoạt cộng đồng ở nhà dài, ở các lễ hội gia đình hoặc cộng đồng; giọng kể có vần có điệu, cách gieo vần tự do, vần lưng vần liền, vần cuối nối các câu ngăn dài tạo thành chuỗi âm thanh giàu anh nhạc, nghe như hát. Người Châu Mạ, Châu Ro, Xiêng sùng bái nhiều thần linh, trình độ sản xuất thấp nên còn lưu truyền mảng thần thoại, truyền thuyết giải thích các hiện tượng tự nhiên và sự hình thành cộng đồng dân tộc vời cách hiểu hồn nhiên của con người ở buổi sơ khai. Người Mạ còn thần thoại giải thích về nguồn gốc các thần linh và truyền thuyết về gia hệ của tổ tiên. Ví dụ, một cách giải thích nguồn gốc của người Châu Mạ ở vùng thượng nguồn sông Đồng Nai: Khổng lồ Iut phân cách trời và đất Khổng lồ Put chống trời bằng một thân cây. Khổng lồ Troô ngàn nước bằng tảng đá lớn. K' Daa, Blac và Bliơr rèn mật trời. … Với nước cá sinh sôi nảy nở, Thác và sông, anh trai và em gái ăn ở với nhau. Ở đó tổ Phang Tiing ở với em gái Nhaam Từ bắp thịt hông của họ sinh ra Biêt và Riing. Từ sự giao hợp giữa Biêt và Riing sinh ra Biêng và Glong. Từ Biêng và Glong sinh ra Cong và Kraang (1). Môtif ông khổng lồ sáng tạo trời, đất và người bàng bạc ở nhiều truyện cổ tích giải thích hiện tượng tự nhiên. Như truyện Bàn tay ông khổng lo chẳng hạn, ông khổng lồ đang chia thịt, trời đất bỗng tối tăm để lại tảng thịt biến thành đá có in rõ dấu năm ngón tay khổng lồ (tảng đá hiện ở còn khu rừng thuộc ấp Thanh Tùng, thị trấn Định Quán). Theo truyện kể, thần linh của người Châu Mạ, Châu Ro, Xiêng không có hình thể rỡ nét, ít được mô tả diện mạo, thường được nhắc đến như biểu trưng của quyền lực tự nhiên. Mỗi vị thần có chức năng riêng. Ở người Châu Mạ, Yang Nđu là thần của tất cả các thần, Yang Bri coi sóc rừng, Yang Đak lo việc sông nước, ao hồ, Yang Kôi bảo trợ mùa màng, Yang Hiu lo việc trong nhà. Thần linh của người Châu Rơ tương tự như người Châu Mạ, thần rừng (Yang Bri) bảo trợ việc hái lượm, săn bắn trong rừng, Yang Pa coi sóc mùa màng, Yang Va lo việc nhà... Người Xiêng chịu sự chi phối của các Arăk, Arăk Xre là thần Lúa Arăk Prek 1à thần sông, Arăk Ta Phnom là thần núi...ngoài ra còn có Neak Ta là vị thần đất cai quản đất đai sinh hoạt của cộng đồng. Tuy nhiên thần thoại, truyền thuyết của nguôi Châu Mạ, Châu Ro, Xtiêng còn lại không nhiều, không thành hệ thống, đa phần là những “mảnh vụn” tản mạn trong câu truyện thường ngày. Sinh động và phong phú hơn cả là truyện cổ tích với số lượng khá nhiều, tập trung ở đề tài giải thích nguồn gốc địa danh (sự tích Thác Trị An, sự tích Đồng Trường, sự tích Miễu ông Chồn...), giải thích các đặc điểm loài vật (Con gà trắng, con sóc Bông, vì sao chim cút ở bờ bụi, Heo anh heo em, Nàng tiên Mèo...) phản ánh quan hệ chung sống hồn nhiên đồng đẳng giữa người và vật (sự tích Miễu Ông Chồn, Người hóa Voi, Heo anh heo em, Cọp cướp vợ người, những người con của chó...) Mẫu truyện kể mang tính ngụ ngôn về những con vật tinh khôn, nhỏ bé chiến thắng kẻ mạnh bằng trí thông minh, tài lanh lẹ như rùa thắng khỉ, thỏ thắng cọp, chèo bẻo chiến tháng muông thú.... cũng khá nhiều, phản ánh trong đó nét đẹp và phẩm chất ưu thế của bộ tộc nhỏ bé đã chiến thắng các thế lực mạnh hơn để sinh tồn. Đặc điểm khác dễ thấy ở truyện cổ tích của người Châu Ro, Châu Mạ, Xtiêng là cốt truyện đơn giản, lối suy nghĩ hồn nhiên, chơn chất; con người, loài vật, núi rừng có quan hệ chung sống tự nhiên; trong đó kẻ yếu, cái thiện lòng thành dù có gặp nạn cuối cùng đều chiến thắng. Điều đáng lưu ý, truyện kể Châu Rơ, Châu Mạ, Xtiệng được kể không giống nhau ở tiếng của mỗi dân tộc nhưng quan niệm, cốt truyện, tình tiết ở truyện kể ít khác nhau, nhiều mẫu truyện phổ biến ở cả ba dân tộc (truyện O Ma Lai, Con sóc bông, Con gà trắng, Heo anh heo em...). Có truyện khác nhau đôi chỗ tiểu tiết nhưng cùng dựa trên cốt lõi chung, ví dụ: Nhóm truyện kể của người Châu Mạ, châu Ro kể về cuộc thi tài của các chàng rể, tác phẩm chiến thắng của chàng rể út là tòa nhà bằng gạch mà theo đó các nhà khảo cổ phát hiện ra di tích kiến trúc đoán định là của người Phù Nam ở rừng Nam Cắt Tiên (Sự tích Miễu Ông Chồn). Nếu tìm hiểu đầy đủ hơn, có thể tìm thấy ở truyện kể nguồn gốc và quan hệ của các tộc người bản địa nếp sống cổ truyền, luật tục và đời sống tinh thần của họ trong đó còn nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ của đồng bào dân tộc ít người ở buổi đầu lịch sử. Truyện kể của người Việt không nhiều, do phát triển từ nhận thức, kinh nghiệm vốn sống đã trưởng thành nhiều trăm năm qua ở nguyên quán nên người Việt ở Đồng Nai không có thần thoại nguyên mẫu, vắng bóng truyền thuyết, truyện kể ít hư cấu hoang đường; cốt truyện được dẫn dắt bằng lý lẽ thế sự là chủ yếu. Có thể tìm hiểu truyện kể của người Việt ở Đồng Nai theo nhóm: . - Nhóm truyện kể mang dấu ấn thần thoại tích hợp vào vùng đất mới gồm những truyện hoặc những mẫu truyện giải thích về nguồn gốc địa danh, tên núi, tên sông hoặc những hiện tượng của tự nhiên chưa giải thích được bằng khoa học (truyện ông Châu Thới và bà Rịa thi xây núi; sự tích ông Trịnh, Cặp sóng thần ở Vàn Tham Mạng, Sự tích Sân bà, Sự tích Thác Vọng Phu...). Nhóm truyện kể này thường có cốt lõi, môtif đã định hình trong vốn sống ở miền Bắc, miền Trung; được bồi đắp bằng những hình ảnh, cảm hứng nảy sinh ở vùng đất mới. Ví dụ, ông Châu Thới và bá Ria thi đắp núi rõ ràng là môtif của ông khổng lồ (miền Trung) ông Đùng Bà Đà (miền Bắc) đào sông xây núi. Bà luôn thắng trận, thành quả 1à núi Bà cao hơn núi ông. Hoặc Sự tích Thác Vọng Phu (Thác Trị An) cũng vậy. Người phụ nữ than khóc ly biệt, tóc chảy thành suối, tiếng khóc vang vọng thành tiếng thác... đó là hình ảnh quen thuộc trong chuỗi truyện Vọng phu phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung. Vẻ đẹp của nhóm truyện này thể hiện ở chỗ ý tuồng, tâm hồn của người Việt gắn bó với cội nguồn và sâu rễ bền gốc ở quê hương xứ sở mới. - Nhóm truyện kể về sự chinh phục tự nhiêu thuở sơ khai gồm một tập hợp khá phong phú những mẫu truyện kể về: Đánh cọp, bắt sâu, diệt mãng xà... Nhóm truyện này phản ánh sự sống cửa con người trong buổi đầu khai hoang phải đương đầu với sơn lam, chướng khí và thú dữ; con nuôi phải chịu nhiều tổn thất, phải dốc sức mới chiến thắng (Trận Mãng xà, Sấu đỏ mũi...)[1] chiến thắng bằng sự hợp lực của cộng đồng (truyện diệt cọp dữ ở Hóc ông Che), bằng vũ khí lẫn trí tuệ của con người (truyện kể Ông Bò bà Hứa ở An Hòa, Long Thành); quan trọng là bằng đức hiếu sinh cả con người (như truyện Bà Mụ Cọp ở An Hòa – Long Thành và ở Đại Phước – Nhơn Trạch . - Nhóm truyện chiến thắng thú dữ, chinh phục tự nhiên ở Biên Hòa – Đồng Nai mang màu sắc của Nam bộ, khẳng định ý trí và vẻ đẹp tâm hồn của con người là vốn quý trong quá trình khai phá, mở đất lập làng. - Nhóm truyện kể mang tính giai thoại về các nhân vật lịch sử gồm các mẩu truyện chân thực hoặc huyền thoại, được xác định bởi sử sách hoặc không xác định trong đời thực đều thể hiện lòng dân tôn vinh những tấm gương trung nghĩa, nhân đức, trọn lòng vì dân vì nước. Câu chuyện về bà Nguyễn thị Tồn “ thân gái dặm trường” gỡ tội cho chồng trở thành biểu tượng bất khuất, tiết nghĩa của người phụ nữ Biên Hòa. Truyện Ký lục Trấn Biên Đặng Đại Độ xử tội phái viên của chúa Nguyễn quấy nhiễu dân lành, rồi tự trói tay đi bộ ra Huế chịu tội; được chúa Nguyễn khen là hành xử đúng đắn… thực là mẫu chuyện tiêu biểu cho nghĩa khí của kiểu người hào hiệp “kiến ngãi bất vi”. Truyện “ Con ngựa hồng” của cai đội Nguyễn Cư Cẩn tìm người cứu chủ, rồi chết theo chủ cho thấy lòng chung thủy của người và vật được người địa phương trân trọng khắc ghi. Truyện Thủ Huồng và Sự tích chùa Hoàng Ân tuy đậm màu sắc phật thoại nhưng mang trong nó ý nghĩa nhân đạo sâu sắc; rằng, con người cần được đối xử bình đẳng, không phân biệt sang hèn, kẻ ác có thể tự ngộ, tự sửa mình bằng công đức để hoàn lương. - Nhóm truyện về các nhân vật lịch sử không nhằm để mô tả lịch sử mà để tô đậm những tấm lòng nhân dân đang hướng theo. - Nhóm truyện cổ tích sinh hoạt gồm nhiều truyện biến thể từ truyện cổ tích phổ biến, mượn cách giải thích về địa danh, hoa trái, hiện tượng xã hội ở Biên Hòa – Đồng Nai để ngợi ca cuộc sống “ vị tình vì nghĩa không vì đĩa xôi đầy của người địa phương. Các truyện kể như Sự tích trái sầu riêng, Sự tích trái thơm, Sự tích trái Sapôchê (hồng xiêm)... đều có chung công thức: trái lạ vốn không mùi, không vị, nó chỉ có hương vị khi thấm đượm nước mắt nghĩa tình của con người. Còn có thể kể đến vô số truyện kể dân gian mang theo từ nguyên quán vẫn nguyên ý nghĩa đối với cuộc sống ở xứ Biên Hòa. - Đồng Nai. Đáng lưu ý, thể loại truyện cười được người Biên Hòa - Đồng Nai ưa thích, tiếp nhận từ tứ xứ. Có lẽ do cuộc sống thoáng mở lạc quan nên nụ cười vui vẻ dễ được dung nạp. Ơ Biên Hòa - Đồng Nai ít thấy truyện cười triết lý xoay quanh miếng ăn theo kiểu xứ Bắc, xứ Trung, mà đa phần là nụ cười sảng khoái về các nghịch lý muôn hình ảnh của những vùng cấm trong sinh hoạt đời thường (lời tục ý thanh) hoặc nụ cười ngộ nghĩnh do nghịch lý bất thường theo kiểu ''quá đáng'' của Ba Phi phổ biến ở Nam bộ. l.2. Ca dao - dân ca: Cảm hứng thơ ca của đồng bào dân tộc ít người còn dồi dào, phong phú. Tiếng Châu Mạ, Xtiêng, Châu ro giàu chất thơ, có khả năng biểu cảm tốt, những lời hát đối đáp giao duyên trong lao động và những bài ca nghi lễ thường đọng lại thành ca dao trữ tình. Tiếc là đến nay, chưa có công trình sưu tập đầy đủ. Ở đây chỉ xin nhắc đến Tămpơt (bài ca trữ tình) của người Châu Mạ. Tămpớt của người Châu Mạ gồm những khúc hát đối đáp trữ tình của Kôông và K’Yai do Boulbet ghi chép được ở đồng bào Châu Mạ vùng thượng nguồn sông Đồng Nai [2]. Mới đây (năm 1997) nhóm sưu tập thuộc Chi hội văn nghệ dân gian Đồng Nai vừa xác minh, thấy nó còn lưu truyền đứt đoạn ở ấp Hiệp Nghĩa (Định Quán), và Tà Lài (Tân Phú). Qua câu chuyện tình yêu của Kôông và K’Yai, có thể thấy luật tục, nếp sống, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của người Châu Mạ xưa. Theo đó cũng có thể thấy đặc điểm hình thức thơ ca của người Châu Mạ. Ví dụ, lời của chàng K’Yai bày tỏ nỗi khát khao nhớ nhung l05. Rnom any yô, joh bou chrka; I06. Đak til hơ, joh bou mbring; 107. Ching any tur bou, kông tapxai; I08. Kwaiom ai ma any tam krơm; I09. Rơm chong toh bo bai, 110. Mpao krơm ai bi ntrony ta bụt, III. Krơnl bi két chai xo; 112.. Bi rao che kiêng. Tạm dịch: 105. Rượu cần (Rnom) không uống vị men sẽ chua, 106. Nước suối không múc bình sẽ lên meo, 107.Chiêng lâu không đánh sẽ đóng ten đồng. 208. Chúng mình cùng sống, mong ghì lấy nhau 109. Cặp vú rắn chắc đóng vào ngực anh, 110. Như cái khố lành quấn vào eo lưng, 111. Như lược nhiều chân cài vào búi tóc, 112. Như diều xoắn vặn cùng sợi dây lèo. Chỉ một đoạn thơ ngắn với vần điệu tự do, liền mạch như trên, nỗi khao khát của K'YiI đã cho thấy quan niệm về tình yêu hôn nhân của trai gái Châu Mạ, cũng cho thấy tập tục uống rượu cần, múc nước suối, đánh chiêng đồng bằng tay của nguôi Châu Mạ xưa. 207 câu hát Tampơk Kôông và K'Yai'' đều chứa đựng những yếu tố trữ tình có ý nghĩa hiện thực như thế. Thợ ca dân gian của nguôi Việt khá phong phú. Đó là lời ca đọng lại từ những khúc hát trữ tình, lâu dần thành câu nói cửa miệng. Phong phú nhất là mảng ca dao trữ tình mang theo trong hành trang của người Việt đến xứ Biên Hòa - Đồng Nai. Nhiều câu hát cũ vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp ở đất mới: Đã thương thì thương cho chắc Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn Đừng như con thỏ đứng ở đầu truông Khi vui giỡn bóng khi buồn bỏ đi. (Ca dao Trung bộ) Thử chuông cho biết chuông ngân Thử bạn đôi lần cho biết dại khôn. (Ca dao Bắc bộ). Nhiều câu hát gốc Trung bộ, Bắc bộ được biến thể đôi chút trở thành tài sản gắn với địa phương. Ca dao “ Chiều chiều quạ nói với diều... '' phổ biến khắp nơi đậu lại xứ Biên Hòa: Bao phen quạ nói với diều Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm. (Rạch Cát: Thuộc Cù Lao Phố, TP Biên Hòa). Môtif ca dao “ngó lên'' phổ biến ở Trung bộ (Ngó Lên Hòn Kẽm đá dừng... Ngó lên hòn núi Thiên Thai...) cũng thấy xuất hiện ở Biên Hòa - Đồng Nai: Ngó lên Bình Điện thấy miệng em cười Tơ duyên muốn kết sợ người đã có đôi. (Núi Bình Điện: Tên gọi khắc của núi Bửu Phong). Ngó lên Châu Thới có đám mây bạch Ngó xuống Rạch Cát thấy con cá chạch đỏ đuôi. Nước chảy xuôi con cá đo đuôi lội ngược Anh mảng thương nàng có được hay không? Tương tự, có thể dẫn chứng hàng loạt câu ca dao có nguồn gốc ''miệt ngoài" được cải biến cho phù hợp với tâm tình cư dân vùng đất mới: Đố anh con rít mấy chưn Câu ô mấy nhịp chợ Dinh mấy người.. Ba Gioi ăn cá bỏ đầu Bà Trường thấy vậy xỏ xâu mang về (Ba Gioi, Bà Trường: Địa đanh thuộc xã Phước An huyện Nhơn Thạch). Má ơn con má hư rồi Cái trâm cũng bán vàng đôi cũng cầm Thương em đưa nón đội đầu Về nhà má hỏi qua cầu gió bay. Có thể phân định mảng ca dao biến thể của người Biên Hòa – Đồng Nai với mảng ca dao nói về Đồng Nai ở chủ thể thầm mỹ của nó. Xứ Đồng Nai xưa rộng lớn, trù phú, giàu súc hấp dẫn đối với
người đi khẩn hoang cho nên có mảng ca dao mang nội dung giới thiệu, mời gọi hướng
về Đồng Nai: Đồng Nai gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thi không muốn vềĐồng Nai gạo trắng như cò Trốn cha trốn mẹ xuống đò theo anh. Hết gạo thì có Đồng Nai Hết cúi thì có Tân Sài chở vô. Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải Đồng Nai cũng từng. Anh đi dao bảy dắt lung Nón chiên anh đội băng chừng Đồng Nai... Mảng ca dao ''về Đồng Nai'' có giá trị ở chỗ nó in dấu ấn hình ảnh và cảm xúc của người phương xa đầu hướng đến Đồng Nai. Ngay cả câu ca dao quen thuộc : “Nhà Bè nước chảy chia hay. Ai về Gia Định Đồng Nai thì về “, cảm hứng chủ đạo ở nó có lẽ cũng là tầm tình của người khẩn hoang chưa quen với vùng đất mới. Đáng lưu ý là mảng ca dao dân ca này sinh từ cảm xúc của người địa phương trong bối cánh tự nhiên - xã hội ở xứ Đồng Nai. Mảng ca dao dân ca này số lượng không nhiều nhưng nó mang ý nghĩa hiện thực và sắc thái địa phương, từ hình thức thể hiện đến dòng mạch cảm xúc. Có thể nói, ca dao dân ca ''đặc sản”' của Biên Hòa – Đồng Nai thường ngắn, vần điệu ít nghiêm nhặt, hay phá cách lục bát, ít chải chuốt ngôn từ, quí là ở lời bộc trực chân tình, lòng thực thà, rộng mở. Cảm xúc buổi đầu bỡ ngỡ, lạ lùng trước cảnh vật hoang sơ rõ ràng là của lớp người mới di dân khẩn hoang ở Nam bộ: Đến đây xứ sở lạ lùng Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh Đi ra sợ đỉa cắn chưn Xuống sông sầu ních lên rùng cọp tha... Rồi qua lao động, chinh phục tự nhiên, làm chủ vùng đất mới, niềm tự hào về quê hương, và mối quan hệ máu thịt với đất nước, con người ờ Biên Hòa – Đồng Nai dần trở thành dòng mạch chính trong ca dao dân ca: Trà Phú Hội, nước Mạch Bà Sầu riêng An Lợi chuối già Long Tân Cá buôi, sò huyết Phước An Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An Biên Hòa có bưởi Thanh Trà Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh. Rạch Đông nước chảy, Con cá nhảy con tôm nhào Hai đứa mình kết nghĩa Lẽ nào cha mẹ không thương Đưa em về miếu Bà Cô Em trả trái bưởi em bù trái thơm… Bao giờ cạn nước Đồng Nai Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyềnCả những niềm vui tinh nghịch còn âm vang hương sắc của quê nhà: Sáng mai đi chợ Biên Hòa Mua một vải vuông ta Đem về cho con Hai nó cắt Con Ba nó mayCon Tư nó đột Con Năm nó viền Con Sáu đơm nút Con Bảy vắt khuy Anh bước cẳng ra đi Con Tám níu, con Chín trì Ớ Mười ơi, sao em để vậy còn gì áo anh ? Đồn rằng con gái Phú Yên Đồng Nai đi cưới một thiên cá mòiChẳng tin giở quả ra coi Chị Hươu đi chợ Đồng Nai Ghé qua Bến Nghe còn nhai thịt bò... Trong quá trình đấu tranh, bảo vệ quê hương xứ sở, hào khí Đồng Nai được kết tinh, đọng lại trong ca dao dân ca: Rồng Chầu ngoài Huế Ngựa tế Đồng Nai Nước sông trong đổ lộn sông ngoài Thương người xa (đáo) xứ lạc loài tới đây. Nhiều khi, qua một câu hát, tính khí, lối ứng xử của người Biên Hòa – Đồng Nai bộc lộ rõ rệt. Có sự nóng nảy, mãnh liệt của con người bộc trực: Chợ Biên Hòa đèn mờ đèn tỏ Anh coi không rõ anh tưởng đèn màu Rút dao đâm họng máu trào Để em ở lại kiếm nơi nào hơn anh. Có tình cảm bền chặt, ít đổi thay: Nước Đồng Tranh sóng dồi lên xuống Cửa Đồng Môn mây cuốn buồm xuôi Bậu với qua hai mặt một lời Trên có trời dưới có đất Nguyện non cạn sông dời cũng chẳng xa. Cũng có nét cởi mở, bạo dạn, mở lòng của thôn nữ Nam bộ: Thấy anh lớn tuổi mà khờ Lưng em không dựa, dựa bờ cỏ mai. Nỗi niềm cơ cực của người cùng khổ cũng được gởi gắm chân tình qua ca dao dân ca; như lời than của một công nhân cao su: Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng khi về bủng beo Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ca dao dân ca tiếp tục nâng đỡ tâm hồn của người kháng chiến. Cuộc sống kháng chiến đă đem lại cho ca dao dân ca Đồng Nai không khí mới. Người phụ nữ kháng chiến xứ Đồng Nai thoát khỏi thân phận bị ràng buộc, rụt rè; dám nói thật và nói vui: Khoai lang lột vỏ hai đầu Nửa thương anh trung đội trưởng, Nửa sầu anh chính trị viên. Bà mẹ của vùng kháng chiến ít chữ nghĩa nhưng lòng đầy lạc quan, câu hát đầy theo hũ gạo nuôi quân: Sớm mơi (mai) xúc gạo ra voNhớ đoàn Vệ quốc hốt cho nắm đầy Một tháng là ba mươi ngày Mỗi ngày một nắm nhớ rày Vệ quốc quân. Không khí đóng cọc, ngăn tàu giặc Pháp của chiến khu lòng chảo cũng được phản ảnh sinh động trong ca dao kháng chiến: Đốn cây cắm cọc ngăn tàuLòng sông Vũng Gấm, Bà Hào, Phước An Làm cho quân giặc hoang mang Không cho khủng bố ruồng càn chiến khu. Và nhiều câu ca dao dưới hình thức “bình cũ rượu mới'' thể hiện đặc điểm kháng chiến ở đia phương: Khu Đ đi dễ khó về Lính đi bỏ mạng quan về mất lon. Ca dao dân ca ở Đồng Nai là gương phản ánh tâm hồn của người Biên Hòa – Đồng Nai gắn với sự phát triển kinh tế xã hội ở đia phương; nếu sưu tập, tìm hiểu đầy đủ có thể qua đó hiểu được mọi cung bậc tình cảm của con người mà lịch sử giấy bút chưa thể ghi nhận. 1.3. Tục ngữ, phương ngôn: Hiện chưa có đầy đủ tài liệu để có thể nói về tục ngữ, phương ngôn của đồng bào các dân tộc Châu Mạ, Châu Ro, Xiêng ở địa bàn Đồng Nai. Nhóm dân tộc này chưa có chữ viết, cho nên kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống và tập quán xã hội ắt được truyền đời chủ yếu qua lời nói ngắn gọn, có vần điệu dễ nhớ hình thành tục ngữ, phương ngôn trong kho tàng văn hóa dân gian địa phương. Như người Châu Ro chẳng hạn, họ truyền nhau kinh nghiệm quan sát tự nhiên để đoán định thời tiết: “Ray nhim Đaq Gung char” hoặc ''Gungchar Đaq nhim Ray'' (nghĩa là cây anh (to) ven sông Ray khóc cây em (cỏ tranh) ở núi Chứa Chan là vào mùa mưa). Cũng vậy, họ thấy ếch kêu, ve kêu, đuôi kì đà đen đều, đầu cắt kè chuyển màu xanh, xương ếch chuyển màu đen... thì tiết trời sắp có mưa. Trong ứng xử xã hội, người Châu Ro khuyên nhau giữ nếp sống ''làm em chịu lành làm anh chịu cả “ và ứng xử chừng mực: “vui cười quá đáng thì sống trước mắt, chết sau lưng”. Luật tục kinh nghiệm của người Châu Mạ chủ yếu cũng truyền khẩu qua lời nói. Kinh nghiệm sống cho thấy: Rnom any yô jơh bou chrka . Đaky til hơ, jơh bou mbring Ching any tua bou, kông tap xai… (Rượu cần không uống thì chua men Bình không múc nước thì lên men Chiêng để lâu không đánh thì đóng ten đồng)Bởi vậy, đồ vật phải dùng, yêu phải cưới, con người phải làm việc. Luật tục truyền đời phải nhớ: Lưỡi mác phải có cán Muốn ngủ phải có mền Muốn cưới xin phải có lễ vật và trao vòng tay. Luật tục cũng nghiêm cấm không được ngoại tình: An ớt rát họng An sả rát yết hầu Ngủ với vợ người khác có chuyện ! Tìm hiểu về tục ngữ, phương ngôn của đồng bào dân tộc ít người ở Đồng Nai là công trình lớn, còn ở phía trước; ở đây chỉ muốn ví dụ để cho thấy nó có vai trò quan trọng, như là bộ bách khoa thư không bằng văn tự trong đời sống tinh thần của đồng bào. - Người Việt ở Biên Hòa - Đồng Nai kế tục vốn tri thức và tiếng nói của cha ông ở nguyên quán cho nên kho tàng tục ngữ, phương ngôn về kinh nghiệm sản xuất, qui tắc ứng xử ít có khác lạ so với xứ Bắc xứ Trung. Tuy nhiên, có những kinh nghiệm sống hình thành từ cuộc sống cụ thể ở Biên Hòa - Đồng Nai cũng được truyền miệng qua bao thế hệ. Đó là những kinh nghiệm trong việc sản xuất từ việc dự báo thời tiết, mùa vụ đến việc chọn giống nuôi trồng: - Được mùa cau đau mùa lúa, đuốc mùa lúa úa mùa cau. - Ruộng đấng thì ăn ruộng năn thí bỏ. . - Được mùa xoài toi mùa lúa. - Đười ươi cười thì nắng, cỏ gà trắng thì mưa. - Tháng giêng nắng dai, tháng hai giông tố - Tháng ba nồm sợ, tháng tư nồm non. - Gà rừng gáy thì cấy hạt đậu... - Thợ mộc không ghế, thợ rèn không dao… Hoặc là những kinh nghiệm thưởng thức sản vật địa phương: - Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang. - Gạo Cần Đuốc, nước Đồng Nai. - Trầu bai Bến Cá, thuốc lá Tân Huê. - Dưa đàng đít, mít đàng đầu. - An chuối đàng sau, ăn cau đàng trước. - Nhất đầu thỏ, nhì mỏ lươn. - Nhất rún chị sui nhì đuôi rắn hổ… hoặc là những kinh nghiệm ứng xử xã hội hình thành tập quán cộng đồng: - Đi xe coi ách coi nài - Coi trong bộ ví coi ngoài bộ tun - Họ hàng thì xa, sui gia thì gần - Đất mình thì đội dù qua - Sang đất người ta thì hạ dù xuống - Tham ăn một miếng mang tiếng cả đời.
Nhiều khi, tục ngữ phương ngôn Biên Hòa – Đồng Nai khái quát một hiện tượng xã hội, một sự kiện lịch sử để dễ nhớ; ví dụ để nhắc về thầy võ ở Tân Khánh diệt cọp ( trước thuộc Tân Uyên, Biên Hòa): Cọp Bàu Lòng Võ Tòng Tân Khánh; hay nói về quan hệ tương xứng giữa hai miền: Gái Đồng Nai trai Thuận Hóa, hoặc lưu ý những mối hiểm nguy: Cọp Biên Hòa, ma Rùng Sắc... Tục ngữ phương ngôn mang sắc thái của Biên Hòa - Đồng Nai hiện chưa được ghi chép đầy đủ, có bao nhiêu mặt sinh hoạt của con người là có bấy nhiêu lĩnh vực đời sống đã đi vào kho tàng tục ngữ, phương ngôn, nó góp phần làm giàu thêm vốn sống, làm phong phú vốn tiếng Việt ở địa phương. 2. Nghệ thuật truyền thống: Do mới hình thành từ sự hội nhập nhiều lớp cư dân cách đây hơn ba thập kỷ, ở Biên Hòa – Đồng Nai không thấy có làn điệu dân ca nào đặc thù nhưng lại có gần như đủ giọng dân ca của xứ Trung, xứ Bắc. Quan họ, ca Huế, ví dặm... hiện vẫn có đất sống ở các cụm dân cư còn da diết với cố hương. Tiếng hát ru của các bà má Biên Hòa - Đồng Nai đủ giọng ba miền Nam - Trung - Bắc. Các điệu hò, lý ở đồng ruộng, trên dòng sông hay ở bãi mía, sân đình thường lộ rõ âm điệu của xứ Thuận, xứ Quảng. Có thể nói, hội nhập, tổng hợp, dung hòa là đặc điểm của diễn xướng nghệ thuật truyền thống ở xứ Biên Hòa - Đồng Nai. Có hai dạng diễn xướng nghệ thuật truyền thống khó phân đinh rạch ròi: diễn xướng nghệ thuật trong sinh hoạt thông thường và diễn xướng thực hiện nghi lễ. 3.l Trong sinh hoạt thông thường, người Biên Hòa - Đồng Nai xưa có sinh hoạt nghệ thuật: Hò hát, lý, kể vè, nói thơ, nói tuồng, đờn ca tài tử... nhằm giải trí, giao lưu văn hóa, thư giãn tinh thần và tăng hứng thú lao động. Sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có ghi ở Cù Lao Phố xưa, ngày tết có hát sắc bùa: “Đêm 28 tháng chạp, na nhân (tục danh nậu sắc bùa) đánh trống, gõ phách, một bọn 15 người đi dọn đường, trông nhà hào phú nào mở cửa ngõ thì vào dán lá bùa nơi cửa, niệm thần chú, rồi nổi trống phách lên, ca xướng những lời chúc mừng, người chủ nhà dựng cỗ bàn chè rượu khoản đãi và gói tiền thưởng tạ xong nhà này lại qua nhà khác, cũng làm như vậy cho đến chiều buổi trừ tịch mới thôi, ấy là có ý đuổi tà tống ma, trừ cũ rước mới vậy. Đó là hình thức diễn xướng tổng hợp với chức năng chúc xuân, bắt đầu từ 28 tháng chạp đến rằm tháng riêng hàng năm, có nguồn gốc liên quan đến tục hát xiếc bùa của người Mường theo đoàn người di dân vào Đồng Nai, phổ biến đến đầu thế kỷ XX, hiện đã thất truyền ở Biên Hòa - Đồng Nai, còn thấy bảo lưu ở một số xă thuộc Tỉnh Bến Tre. - Hò là hình thức hát đối đáp trong lao động, có người cất giọng diễn lời (xướng), tập thể nối theo phụ họa (xô). Phổ biến ở Biên Hòa – Đồng Nai là loại hò cấy, tức điệu hò của vạn cấy. Xưa, dân cấy thường đi cấy tập thể do đầu công tập hợp và điều hành. Đêm khuya, tiếng tù và của đầu công thổi từng hồi, báo hiệu các công cấy thức giấc, nấu cơm tập trung ở điểm hẹn cùng đi ra đồng. Đến đồng ruộng, nếu thiếu công cấy, lại thổi tù và “còn thiếu...” để mời gọi thêm công hoặc nhờ điều phối công từ vạn cấy khác. Không khí cấy tập thể đông vui, nảy sinh nhu cầu hò hát. Giọng hò cấy tự do, âm điệu na ná hò mái ố của miền Tây nhưng có nét riêng của đồng ruộng Đông Nam bộ. Lời hò là lục bát, song thất lục bát hoặc lục bát biến thể được mở đầu bằng giọng hò dài “Hò... hơ... hớ... ơ… ơ''; giữa câu ngắt đoạn bằng đoạn hò ngắn ''hò.. ơ... hò “, kết thúc bằng giọng xuống hơi kéo dài, giọng xô tập thể nối theo ''hò khoan... hò”. Dứt giọng xô của câu đối, giọng hò đắp cất lên. Lời hò sau phải tiếp vần câu hò trước. Nếu bí vần là bi đứt, coi như thua cuộc. Lời đáp câu đối nối nhau, bên nam bên nữ, tốp này tốp kia cùng vào cuộc chơi, có người hò cái, có người nhắc câu, tập thể hò phụ họa. Cứ thế cuộc hò kéo dài, có khi liên tục mấy ngày liền. Nhiều người mê hò mà đến mê nhau. Các vùng Cù Lao phố (Biên Hòa), Cù lao Thạnh Hội (Tân Uyên), Bình Lục (Vĩnh Cửu), Phước Hòa (Long Thành), Hiệp Phước (Nhơn Trạch)… đều có những giọng hò nổi tiếng, thường giao lưu đối đáp với nhau, hiện nhiều nghệ nhân ở lứa tuổi 50, 60 trở lên còn ấp ủ nhiều kỷ niệm đẹp về một thời hò cấy. Ví dụ, một đoạn đối đáp hò cấy ghi được ở Cù lao Thạnh Hội: Nam: (Hò… hơ… ơ… ớ… ơ) Tay cầm bó mạ rẻ hai (hò… hơ…) Miệng hò tay cấy/ chân tui thài lai ngoẹo… nàng. Giọng xô nam: (Hò …. Khoan… hò…) Nữ: (Hò… hơ… hớ… hơ…) Mạ non khéo cấy thẳng hàng (hò… hơ… hớ…) Hỏi người quân tử / đá vàng hay… chơi Giọng xô nữ: (Hò… khoan… hò…) Nam: (Hò… hơ… ơ….ớ… ơ…) Ngó lên Bình Điện thấy miệng em cười (hò… hơ…) Tơ duyên muốn kết/ sợ người đã có… đôi. Giọng xô nam: (Hò… khoan… hò…) Nữ : (Hò… hơ… hớ…. Hơ…) Ván kia lỡ đóng thuyền rồi (hò… hơ…. Hơ…) Hỡi người quân tử buông lời nữa… không ? Giọng xô nữ: (Hò… khoan… hò…) Sau những lời hò dạo, thưa chào, kết nối, ướm hỏi; cuộc hát đi vào nội dung đố đáp. Sự dí dỏm, thông minh, tài ứng đối bộc lộ cả ở giai đoạn này. Ví dụ: Nữ: Đồn anh hay chữ lắm tài Cho em hỏi thử một vài câu ca Anh người xứ ở Biên Hòa Đó anh biết bưởi thanh trà đâu ngon Thuốc đâu đằm khói mê hồn Đá đâu nước chảy vẫn còn trơ trơ ? Nam: Hỏi thơ thì đáp bằng thơ Đá Hàn nước chảy trơ trơ vẫn còn Tân Huệ thuốc lá thơm ngon Bưởi thanh thì chẳng đâu hơn Tân Triều Nữ: Tiếng anh ăn học đã nhiều Cho em hỏi thử cây điều mấy bông ? Nam: Bậu về bắt hết cá sông Qua đây biết được mấy bông cây điều. Cùng với hò cấy còn có hò chèo xuống (còn gọi hò chèo ghe), hò giã gạo. Theo các nghệ nhân cao tuổi, thực chất, hò chèo xuồng, hò giã gạo là biến thể của hò cấy trong môi trường lao động chèo xuồng hoặc giã gạo; có khác hò cấy chút ít ở giọng hò ngân dài hơn, ít giọng xô và một số lời hát theo văn cảnh. Cũng theo hình thức lao động mà ngoài hò chèo ghe còn có hò đò dọc của giới thương hồ buôn bán đường dài và hò rỗi của nậu ghe chuyên trở cá. Còn có bao nhiều điệu hò nữa ở Biên Hòa –Đồng Nai xưa ? Hiện chưa có đủ điều kiện để trả lời câu hỏi ấy. - Lý là hình thức diễn xướng những câu hát ngắn, ngẫu hứng thành làn điệu, một loại hình diễn xướng phổ biến của Nam bộ “Nam lý, Huế hò, Bắc thơ”. Theo ký ức của người cao tuổi, ngoài các bài lý phổ biến ở Nam bộ, xứ Biên Hòa – Đồng Nai từng có nhiều người hát lý rất hay, nhưng không hiểu do đâu đã mất hẳn, hiện chưa tìm ra dấu vết. Bài Lý Đồng Nai âm điệu thế nào không rõ, chỉ còn lại phần lời không đầy đủ: Gạo đàng Ngoài: Bảy tiền một bát Gạo Đàng Trong: Bảy bát một tiền Anh không tin thì anh vô Đồng Nai mà coi Có quân tập trận có chòi bắn bia Có con ngựa hồng mao tiền mao hậu Quan võ thầy đầu đội mão đai. Bà Ba Dẹt ở xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch còn hát được điệu lý lu la, lý trèo lên với các câu hát nửa quen, nửa lạ, ví dụ: Lý lu là: Ai đem con sáo sang sông Cho nên con sáo ăn buồng chuối tiêu. Lý trèo lên: Trèo lên cây khế mà rung Khế rụng đùng đùng không biết khế ai Khế này là khế chị Hai Khế chưa có trái, chị Hai có chồng Xem ra, lý lu là và lý trèo lên có thể là biến thể của các điệu lý đồng dạng phổ biến của Nam bộ. - Kể vè, nói thơ, nói tuồng là hình thức diễn xướng tự sự bằng lối “ nói vãn” có gõ nhịp hoặc không gõ nhịp, nhằm thể hiện các bài vè, truyện thơ, tích tuồng thuộc nằm lòng. Ở Biên Hòa – Đồng Nai xưa lưu truyền nhiều bài vè. Phổ biến là các bài vè quen thuộc (nguyên bản hoặc dị bản) lưu truyền cả nước như: Vè Chàng Lía, vè Thông Chánh, vè Con cút, vè Bài tới, vè Con gái lấy thợ câu cua, vè Nói ngược, vè Nói dóc, vè Trăm thứ bành… còn có những bài vè ứng tác tại địa phương kể về các sự việc đáng chú ý trong đời thường, có thể nêu: Vè Xã Những mất vợ (Ông Võ Văn Đạc ở xã Long Phước, huyện Long Thành kể), vè Hương thân Cẫn (bà Sáu Nhâm ở xã Phú Hội huyện Nhơn Trạch kể), vè Rượu (ông Chín Lát ở xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch kể)… Qua nội dung của bài vè được kể, có thể tái hiện một phần của đời thực thủa xưa; ví dụ như bài vè Các đường lục tỉnh được ghi chép trong Di chỉ của Trương Vĩnh Ký[3] … Đến đây buôn bán một khi Khúc đà chợ Búng, sang đồng Lái Thiêu Rạch Tra nhà ở treo leo Hóc Môn là xứ vườn trần nghinh ngang. Dầu Một, Chợ Thủ, Ba Càng Quanh co Đồng Phú, nhộn nhàng Võ Sa Bến Cá xóm ở đông nhà Xưa kia Đồng Ván trời đà cao xây. Chợ Đồn đá dợn nước trào, Hoặc khi ngó thấy Cù Lao An Mày Hòn núi Châu Thới cao thay Kiểng Dương qua khỏi xuống ngay Nhà Bè. Tiếng đồn các lái Đồng Nai Tháng giêng đóng ván, tháng hai đóng thuyền Tháng ba trở gạo mà chuyên Tháng tư hành thuyền rải rác mọi nơi. Kể từ Rách Cát, Rạch Dơi Sài Gòn, Bến Nghé tựa nơi Nhà Bè Rủ nhau lãnh thẻ chiêu đề Ghe nào bạn nấy ta hèo kéo theo. Thơ được kể ở Biên Hòa xưa thường là truyện thơ Nôm: Lục Vân Tiên, Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công Cúc Hoa, Chàng Nhái Kiểng Tiên, Trần Minh khố chuối… hoặc các truyện cổ tích Tàu diễn ca, như: Tống tửu Đơn Hùng Tín, Tiết Cương phục nghiệp… Đầu thể kỷ XX, có thêm truyện thơ lịch sử các hội thâm nhập từ miền Tây: Thơ Sáu Trọng Hai Đẩu, Thơ thầy Thông Chánh, Năm Tỵ, Sáu Nhỏ… Nói tuồng thường là độc diễn các trích đoạn tuồng tích Tàu hoặc tuồng tích dân gian, như: Văn Doan Chàng Lía, ông Trượng – Tiên Bửu…. Hình thức kể vè, nói thơ, nói tuồng thường diễn ra dưới trăng, trong đêm vắng, lúc thư thả hay những buổi hội, giỗ… Đó là món ăn tinh thần của người cao tuổi đồng thời là thế giới kỳ ảo trong trí tưởng tượng của tuổi thơ. - Đồng Dao là một dạng hát – kể vè gắn với trò chơi tập thể của trẻ em. Nhiều bài hát đã mất nghĩa ngôn từ nhưng còn ý nghĩa văn hóa trong cách chơi, cách diễn đạt thể hiện tính hồn nhiên của tuổi thơ. Qua khảo sát thực tế, nhận thấy nhiều bài (hoặc dị bản) đồng dao quen thuộc ở Trung bộ, Bắc bộ có mặt tự lâu đời ở Biên Hòa – Đồng Nai, phổ biến là các bài: Tập tầm vông, chơi với quấc, vè Nói ngược, Cu cu chằn chằn, Con cò Xanh, Xích đu tiên, Bắt con kỳ nhông… Đồng dao tập cho trẻ em hòa mình vào tập thể, quen với luật chơi bình đẳng, tự giác. - Đờn ca tài tử là dạng sinh hoạt của các nhóm theo nghiệp đờn ca bài bản tài tử có nguồn gốc từ nhạc sư Ba Đợi (Nguyễn Quang Đại) phổ biến ở Nam bộ từ đầu thế kỷ XX. Ở Biên Hòa, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu xưa có người theo học các thấy đờn ca tài tử tại Sài Gòn, Cần Đước… về lập nhóm, sắm nhạc, họp thành ban nhạc, đờn ca các bài bản cổ điển như là sinh hoạt âm nhạc thính phòng của dân gian. Từ đờn ca tài tử đến ca ra bộ, sau này phát triển thành ca cổ, cải lương. - Hát tuồng (còn gọi là hát bội) là hình thức diễn xướng nghệ thuật tuồng truyền thống vốn phát triển đặc sắc ở Trung bộ; có lẽ nó đã phổ biến ở Trấn Biên khá sớm, và có điều gì đó đặc sắc khiến vào khoảng năm 1761 Chúa Nguyễn sai người vào Trấn Biên tìm bắt ca nhi đem về phụng sự phủ Chúa[4]. Tuồng hát ở Nam bộ thường dựa theo tích Tàu, sau có soạn thêm một số tuồng Việt lấy tích trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc; xoay quanh các chủ đề ca ngợi trung, hiếu, tiết, nghĩa. Đoàn hát do dân tự lập, lưu diễn ở các thôn làng, có diễn trích đoạn ở đám tang theo yêu cầu của gia chủ. Như gánh hát bội của Bầu Làm ở xã An Hòa (huyện Long Thành) chẳng hạn. Họ hàng, bạn bè trong làng hợp lại mua sắm, tự soạn kịch bản, tự diễn tập, mùa hát đi diễn khắp miền Đông, mùa ruộng phân tán làm ăn, diễn được hơn 20 vở tuồng tự soạn cả tích Tàu tích Việt, biết thực hiện nghi xây chầu, đại bội theo tục cổ truyền, đã trụ vững nhiều chục năm qua. Từ khi kịch nghệ cải lương phát triển, hát bội dần dần vắng bóng ở sinh hoạt giải trí thông thường, chỉ còn phổ biến trong các lễ cúng Kỳ Yên gắn với nghi lễ xây chầu, đại bội.
Ts
Huỳnh Văn Tới
[1] Thơ Huỳnh Văn Nghệ, NXB Đồng Nai, 1998, trang 289-291. [2] J. Boulbet, bản dịch của Nguyễn Yên Tri, tài liệu đánh máy, 1997. [3] Theo tài liệu của Huỳnh Ngọc Trảng, bản chép tay từ “Di chỉ Trương Vĩnh Ký” ký hiệu VĐ35/11, Thư viện Thông tin Hà Nội. [4] Đại Nam nhất thống chí, tập 2, NXB Thuận Hóa, 1992, trang 72. |
Văn hóa Đồng Nai >